Kỹ thuật nuôi cá lồng trên sông bà con đừng bỏ lỡ

0
1667
cá lồng
Nuôi cá lồng là mô hình siêu hot
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi cá lồng có lẽ là mô hình đang được quan tâm nhất hiện nay bởi nuôi cá lồng đem đến thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Các hộ ngư dân tâm sự, loại cá này cho thu nhập cao vì giá trị sản phẩm kinh tế cao hơn so với các con nuôi khác. Đến với agri.vn hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách nuôi cá lồng trên sông nhé!

Nội dung chính

Thiết kế lồng nuôi trên sông

Để nuôi cá lồng thì bà con cần chọn nơi thông thoáng, ít tàu thuyền qua lại và có nguồn nước sạch. Nước sông sâu từ 3m trở lên, đáy lồng cách đáy sông ít nhất 0,5m.

Có lưu tốc dòng chảy 0,2 đến 0,3m/giây, bà con không nên nuôi ở nơi nước đứng hoặc nơi nước chảy xiết.

Môi trường nước phải đảm bảo các yếu tố sau:

Độ pH từ 6,5 đến 8,5

Lượng oxy hoà tan lớn hơn 5 mg/lít

Lượng NH3 bé hơn 0,01 mg/lít

Lượng H2S bé hơn 0,01 mg/lít

Nhiệt độ nước từ 20 đến 330C

Diện tích lồng nuôi cá lồng không quá 0,2% diện tích khu vực neo lồng. Trên một đoạn sông dài 500m, rộng 200m thì chỉ nên đặt 10 cụm lồng, mỗi cụm có diện tích 20m2.

cá lồng
Những điều kiện kỹ thuật cần biết để thiết kế lồng nuôi

Bố trí lồng trên sông thành từng cụm, mỗi cụm 10 đến 15 lồng, khoảng cách giữa các cụm cách nhau từ 200 đến 300m bố trí theo hình chữ Z.

Vị trí đặt lồng cần phải đặt nơi thuận lợi về giao thông, từ đó dễ dàng cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý, thu hoạch cũng như vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, thiết kế thêm màng chắn để ngăn thức ăn không cho trôi ra ngoài lồng nuôi. Màng chắn thức ăn được làm bằng lưới, chú ý thiết kế lồng có kích thước mắt lưới nhỏ hơn kích thước của viên thức ăn.

Chọn giống và thả giống cá lồng

Cá giống phải khỏe mạnh, không dị hình, xây xát, cần chọn cá lồng giống kích cỡ đồng đều, không bị mất nhớt. Để ý con nào hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm thì chọn. Bà con nên thả cá lồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả, bà con cần cân bằng môi trường bằng cách ngâm bao chứa cá vào lồng nuôi trong thời gian 10 đến 15 phút rồi cho nước từ từ vào miệng túi và tiến hành thả cá.

Thức ăn cho cá lồng

Thức ăn cho cá lồng sử dụng trong quá trình nuôi chủ yếu là thức ăn công nghiệp.

Bà con có thể dùng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi và không tan trong nước để hạn chế sự thất thoát thức ăn và tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Cần cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 20 đến 30%.

Thức ăn được chia đều làm 2 đến 3 lần, cho cá ăn vào các khung giờ: Sáng 6 đến 7 h và chiều 17 đến 18h. Cho cá ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho cá.

cá lồng
Cần cho cá lồng ăn như thế nào?

Hỗn hợp thức ăn tự chế được trộn theo công thức như sau:

Bột đậu nành: 10%, bột cá: 10%, rau xanh: 15%, cám gạo: 60%, vitamin, khoáng: 5%.

Hoặc khô dầu lạc: 40%, bột cá: 20% và cám gạo: 40%.

Hỗn hợp trên cần được nấu chín, nặn viên hoặc để nguội nắm thành bánh cho cá lồng ăn. Bà con chú ý đưa thức ăn xuống lồng thành nhiều đợt để con nào cũng được ăn. Cần cho cá ăn từ từ, tránh không để cá tranh ăn hay làm tan thức ăn cũng như rơi ra ngoài lồng gây thất thoát thức ăn và ô nhiễm nước.

Cho cá ăn với khẩu phần từ 2 đến 7% trọng lượng thân, tùy thuộc vào loại thức ăn và trọng lượng cá nuôi.

Vệ sinh, quản lý lồng nuôi cá lồng

Trước khi thả cá và sau mỗi vụ nuôi, thu hoạch cá xong, đưa lồng lên cạn sau đó dùng vôi hoặc Chlorin 30ppm phun lên lồng, tiến hành phơi khô 1 đến 2 ngày.

cá lồng
Vệ sinh môi trường nuôi

Trong quá trình nuôi cá lồng, vệ sinh lồng nuôi ít nhất một lần. Bà con dùng bàn chải nhựa cọ sạch các cạnh bên trong cũng như ngoài lồng lưới. Cần loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng bám vào cụm lồng nuôi.

Vào mùa mưa lũ, chú ý kiểm tra các dây neo lồng, di chuyển lồng vào vị trí an toàn khi có bão, lũ cũng như khi nước chảy quá xiết.

Hóa ra cá lồng được nuôi như thế. Hy vọng bà con đã nắm bắt được những thông tin bổ ích và phát triển mô hình này thật tốt. Chúc bà con thành công!

Xem thêm: Thức ăn cho cá chép

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây