Cá hồng chuối như là một đặc sản gây nên những cơn sốt không ngừng với giá trị sang trọng và chất lượng thịt không thể chối từ của nó. Mặc dù cá hồng chuối chưa được phát triển nuôi trồng triệt để ở Việt Nam, nhưng không vì thế mà sự yêu thích của người tiêu dùng dành cho đặc sản này giảm đi. Nhưng nuôi trồng cá hồng chuối theo phương thức truyền thống nay đã là xưa rồi diễm ơi, một người nông dân trong thời đại 4.0 sẽ có đẳng cấp của riêng mình với mô hình nuôi trồng bền vững.
Vậy chi tiết của mô hình nuôi trồng bền vững ấy là như thế nào, cùng đi khám phá thôi nào. Khởi động!
Nội dung chính
Bật mí mô hình nuôi trồng cá hồng chuối thời đại 4.0
Vì sao lại nuôi trồng cá hồng chuối theo cách mới
Từ khóa để bà con hình dung ra mô hình tôi sắp chia sẻ sau đây là nông nghiệp xanh. Nông nghiệp xanh hiện nay đang là xu thế với độ “hot” có dấu hiệu tăng mãi không ngừng.
Và trái với hiểu lầm phổ biến của nhiều người, nông nghiệp xanh không chỉ áp dụng với cây trồng, vật nuôi gia súc, mà kể cả thủy sản cũng có thể áp dụng hình thức nuôi trồng mới này.
Nuôi trồng theo hướng xanh không chỉ giúp người chăn nuôi an tâm về nguồn vốn đầu tư vừa túi tiền, còn đảm bảo chất lượng cá hồng chuối phát triển không ngừng theo chất lượng tự nhiên, sức đề kháng khi cá được nuôi trồng theo hướng nông nghiệp xanh được nâng cao hơn hẳn.
Nuôi trồng hữu cơ cá hồng chuối
Chúc mừng bà con đã đoán đúng, mô hình mà tôi muốn đem đến ngày hôm nay chính là nuôi trồng hữu cơ. Cá hồng chuối nuôi trồng theo lối truyền thống vốn đã là một loại hải sản với chất lượng thịt cực phẩm, nhưng với mô hình này, bà con sẽ phải ngạc nhiên vì hiệu quả đem lại.
Nuôi trồng hữu cơ có tiêu chí hàng đầu là đề cao sự tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, tái chế và tận dụng là phương châm hàng đầu.
Vì sao đó là lựa chọn tối ưu? Bởi bằng cách này, ta có thể đảm bảo an toàn thực phẩm, không có bón ure, không dùng các chất hóa học, chính vì thế nên sẽ không gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Đã từng có một sự việc ngộ độc cá hồng chuối xảy ra, vấn đề không nằm ở loại cá mà là vấn đề nuôi trồng không đảm bảo.
Bằng mô hình nuôi trồng hữu cơ, sẽ đảm bảo chất lượng an toàn thủy hải sản, hơn nữa sẽ không gây hại tới môi trường, vì thế có thể đảm bảo nuôi trồng lâu dài.
Ngoài ra, nuôi trồng hữu cơ đề cao tính tự nhiên, thuần khiết. Cá hồng chuối được nuôi bằng nhiều thức ăn nhân tạo, hoặc bón ao bằng các chất hóa học, phân nhân tạo quá nhiều tuy sẽ được đáp ứng đủ nguồn thức ăn, nhưng sức đề kháng chỉ là vỏ ngoài.
Khi có bệnh hoặc bị tật, cá sẽ không có đủ sức mạnh để chống chọi lại. Và nuôi trồng hữu cơ cá hồng chuồi chính là giải pháp khắc phục hạn chế này.
Bóc mẽ bí kíp nuôi trồng cá hồng chuối có 102
Những kỹ thuật cơ bản cần có khi nuôi cá hồng chuối không có nhiều khác biệt so với kỹ thuật nuôi cá hồng bạc, cá hồng mỹ,… thông thường.
Tuy vậy, đối với mô hình nuôi trồng hữu cơ cá hồng chuối thì sẽ có những lưu ý riêng sau đây, bà con hãy nhanh tay lưu những bí kíp này vào sổ tay bí thuật nhà nông của mình nhé.
Ao nuôi hữu cơ cá hồng chuối
Khi lựa chọn ao nuôi cá, hãy đặc biệt để tâm những điều sau:
- Chọn những nơi tránh xa khu dân cư đông đúc, hoặc những nơi có hoạt động buôn bán, giết mổ để tránh bị ô nhiễm hoặc lây nhiễm dịch bệnh.
Việc chọn đúng nơi xây dựng trang trại hoặc đặt ao sẽ mang tính quyết định đối với hệ thống quản lý đàn cá, và một địa điểm tốt sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng tới hệ sinh thái, giúp kéo dài “tuổi thọ” của nơi chăn nuôi.
-
Thiết kế vị trí cũng như các hệ thống dẫn trong ao phù hợp.
Ao khi được đào hoặc rào lưới phải đảm bảo cẩn thận không để thất thoát cá hoặc cá từ ao khác sẽ xâm nhập vào, một hệ thống nhiều lỗ hổng sẽ gây khó khăn trong việc quản lý chất lượng, vệ sinh trong nuôi trồng đấy.
Trong ao nên thiết kế thêm khu vực trú ẩn hoặc hang nối thông với nhau, đây là cách hỗ trợ hoạt động sinh hoạt theo tập tính tự nhiên của cá.
Các kích thước của ao cũng phải được đảm bảo chính xác.
- Không bơm quá nhiều oxi.
Hệ thống khí bơm vào phải được đảm bảo nguồn cung kịp thời mọi lúc mọi nơi, nhưng cái gì quá nhiều đều sẽ không tốt, việc sục khí có thể diễn ra theo chu kỳ chứ không nên dồn dập quá, quá nhiều khí bị bơm vào sẽ ảnh hưởng chất lượng cá.
Công cuộc sinh sản luôn là một bài toán
Nên dùng chọn lọc tự nhiên để chọn cá giống hoặc phát triển một đàn cá giống tiềm năng.
Những con cá xuất hiện tự nhiên trong khu vực được khuyến khích thì nên được chọn lọc làm con giống và tiếp tục phát triển nuôi trồng.
Những con cá giống phù hợp và có nhiều điểm tương đồng thì nên được giữ nuôi trong cùng một khu vực để dễ quản lý. Đảm bảo mật độ nuôi trồng hợp lý để nguồn nước luôn được đảm bảo sạch sẽ, cá không bị thiếu nguồn không khí và nhiễu loạn cá.
Dịch bệnh và các tật là điều khiến bao người đau đầu. Khi cá có bệnh, hãy cố gắng chữa trị bằng các phương pháp tự nhiên, và hiển nhiên nên có những bước phòng tránh ngay từ ban đầu là tốt nhất.
Đặc biệt, không được dùng các thuốc, hóa chất để chữa bệnh cho cá.
Nguồn vi sinh vật hữu cơ
Khi nuôi trồng cá hồng chuối thì khâu đắp ao cần lưu ý bổ sung nguồn vi sinh vật tự nhiên để hỗ trợ quá trình phát triển của cá.
Không dùng các khoáng chất nhân tạo hoặc thuốc công nghiệp để thả vào ao cho cá, nên kết hợp các hình thức canh tác, nuôi trồng nông nghiệp khác để tận dụng nguồn vi sinh vật tự nhiên thu hoạch được.
Bằng cách này, ta có thể tiết kiệm chi phí rất nhiều, hơn nữa cũng phòng tránh những bệnh không đáng có. Bật mí cho bà con rằng, nếu ta kiên trì đầu tư lâu dài và thực hiện từ những bước nhỏ như thế này, sức đề kháng của cá hồng chuối sẽ được nâng cao từ sâu bên trong.
Và trong khâu thức ăn, cấm kị dùng các chất tăng trọng, tăng trưởng, và không dùng các nguồn thức ăn nhân tạo.
Di chuyển, chế biến cá
Đây là một khâu tuy nhỏ nhưng cần phải vô cùng cẩn trọng, nhiều trang trại không cẩn trọng trong việc xây dựng nơi mổ cá đã khiến nơi nuôi trồng bị ô nhiễm và gây nên những hậu quả khôn lường.
Nơi chế biến cá phải cách biệt với nơi nuôi thả, và có nơi xử lý chất thải cũng như xác cá riêng.
Cá cần phải được chế biến ngay khi vừa được bắt lên hoặc chuẩn bị một chậu nước và chế biến cá ngay trong nước sau khi cá đã làm quen với môi trường nước đó.
Không được để cá chết ngạt trong quá trình vận chuyển cá.
Cá vừa được mổ thì phải tức tốc sơ chế, loại bỏ gan và vệ sinh cá sạch sẽ.
Đa dạng hóa mã gen
Đôi khi mã gen chọn lọc tự nhiên không thể tốt đồng đều, một số con cá hồng chuối sẽ có sức đề kháng, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn những con cá hồng chuối khác, hoặc sẽ có con có khả năng thích nghi tốt hơn những con còn lại.
Vì vậy không nên quá phụ thuộc vào một mã gen nhất định, hãy áp dụng hình thức “xen canh” cho nuôi trồng cá hồng chuối, người chăn nuôi có thể nuôi ghép cá với một số loài cá có lợi khác để lợi dụng tập tính sinh hoạt tự nhiên của các loài mà bổ trợ cho nhau.
Và chọn lọc phát triển các con giống có mã gen tốt.
Ngoài ra, mỗi con cá hồng chuối đều có điều kiện, đặc điểm không giống nhau.
Khi chọn cá hoặc chọn môi trường để thả cá, hãy cân nhắc và đánh giá những đặc điểm của cá để từ đó quyết định nơi phù hợp với cá nhất dựa trên các tiêu chí như độ sâu của ao, sức ăn, khoáng chất theo nhu cầu,…
Hãy tận dụng các tiềm lực tự nhiên có ở địa phương.
Thời tới cản không kịp – hãy để công nghệ lên ngôi
Nuôi trồng cá hồng chuối đã không còn theo lối truyền thống nữa rồi bà con ạ.
Bây giờ là thời đại công nghệ, bên cạnh việc áp dụng mô hình nuôi trồng hữu cơ, hãy tận dụng tiềm lực công nghệ trong thời đại số này.
Những nhà nông tiên tiến sẵn sàng đầu tư đã xuất hiện ở vài nơi trên đất nước hình chữ S này, họ không chỉ nuôi trồng cá hồng chuối, họ “khai thác” cá hồng chuối.
Và ta gọi đó là nền văn hóa nuôi trồng thủy sản, cụ thể là nuôi trồng cá hồng chuối.
Vậy quy trình cụ thể là như thế nào?
Cá hồng chuối sẽ bắt đầu sinh trưởng với tốc độ tối đa sau 2-3 tháng, đó là lúc bắt đầu hành động.
Trong một số trang trại nuôi trồng, người ta xây dựng song song các phòng thí nghiệm để đảm bảo chất lượng thương phẩm của cá hồng chuối.
Sau khi cá được khoảng 3 tháng tuổi, cá sẽ được vận chuyển qua một bể nhỏ có hệ thống sục khí tạm thời để tiến hành thí nghiệm.
Cá sẽ được chụp ảnh với mọi góc độ để phân tích màu sắc, kích cỡ, các triệu chứng biểu hiện có thể dự đoán bệnh, và khả năng vận động.
Sau đó một số bộ phận như vây đuôi hoặc vây mang sẽ được chọn lọc tỉa đi, phần bị tỉa đi sẽ được cho vào ống xét nghiệm để xem xét DNA, xem xét tiềm năng của cá và quyết định hướng đi, bên cạnh đó đây còn là bước để đa dạng hóa mã gen của cá.
Lần xét nghiệm kế tiếp là khi cá được khoảng 6 tháng tuổi, đây là khi cá chuẩn bị sinh sản. Các trứng cá thu hoạch được sẽ được dùng để dự đoán cho thực đơn ăn uống phù hợp, bằng các phương pháp nghiên cứu, người ta đã tìm ra các chế độ ăn để cá cho ra chất lượng cá giống tiếp theo rất cao.
Vâng, chuyến du ngoạn đã tạm khép lại. Bà con ơi, đây là một cơ hội để mở ra biết bao nhiêu tiềm năng, hãy là người chăn nuôi khôn ngoan và lựa chọn hướng đi đúng đắn ạ. Mô hình nuôi trồng cá hồng chuối này không chỉ không lỗi thời với thời đại mà còn mang lại lợi nhuận không thể ngờ tới, bà con còn đợi gì mà không thực hành ngay nào.
Xem thêm: Mô hình nông nghiệp xanh