Chia sẻ tần tần tật từ A đến Z kỹ thuật trồng mít Thái cho năng suất cao

0
3348
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Có thể nói, thời gian gần đây mít Thái trở thành giống mít được bán rất nhiều trên thị trường, hương vị ngon ngọt, giá cũng khá cao. Do đó, nhiều nhà vườn “đổ xô” tìm giống và tiến hành trồng loại cây này với mục đích kiếm lợi nhuận cao. Tuy giống mít này khá dễ trồng, cho năng suất cao nhưng nếu trồng với kỹ thuật không đúng có thể dẫn đến còi cọc, chất lượng kém. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tất tần tật từ A đến Z kỹ thuật trồng mít Thái chất lượng để giúp bà con cùng học hỏi.

Chia sẻ tần tần tật từ A đến Z kỹ thuật trồng mít Thái cho năng suất cao
Chia sẻ tần tần tật từ A đến Z kỹ thuật trồng mít Thái cho năng suất cao
  1. Nội dung chính

    Bước 1: Cách làm đất và đào hố trồng mít Thái

Mít là loại cây trồng công nghiệp có sức sống tốt nên làm đất không cần quá phức tạp. Chỉ cần làm sạch cỏ dại, rải vôi xử lý mầm bệnh, đánh tơi xốp đất và đào các hố để trồng mít Thái là được. Nên làm thêm rảnh nước để tránh ngập úng vào mùa mưa khi cây mít còn nhỏ.

Hố trồng cây mít Thái thường đào với kích thước 50 x 50 x 50cm sau đó mới tiến hành bỏ phân vào hố để bón lót cùng đất màu. Thông thường, mỗi hố trồng mít Thái người ta thường trộn 0,5kg vôi bột cùng 1 – 3kg phân hữu cơ đã xử lý để bón lót, cấp dinh dưỡng cho đất trước khi trồng cây con. Nếu đất xấu nên tăng lượng phân chuồng hoai mục bón lót để cải tạo đất tốt hơn.

Mật độ và khoảng cách đào hố trồng mít Thái như sau:

  • Trường hợp bà con trồng dày thì mỗi hố cách nhau 5m, hàng cách hàng 6m, mỗi ha trồng khoảng 300 cây nếu muốn trồng kinh doanh theo quy mô lớn
  • Trường hợp bà con trồng thưa thì mỗi hố cách nhau 6m, hàng cách hàng 7m, mỗi ha trồng được khoảng 200 – 210 cây
Mít là loại cây có sức sống tốt nên cải tạo đất không cần quá phức tạp
Mít là loại cây có sức sống tốt nên cải tạo đất không cần quá phức tạp
  1. Bước 2: Chọn giống mít Thái, tiến hành trồng

Hiện nay trên thị trường giống mít Thái khá phổ biến, được bán ở hầu hết các vườn ươm. Tuy nhiên để tăng thêm sức sống giúp cây chắc chắn hơn, nhiều nhà vườn còn tiến hành ghép giống cây mít Thái từ gốc cây mít rừng hay mít mật. Cụ thể cả 2 cách được tiến hành theo quy trình như sau:

Trồng cây con

  • Chọn mua cây giống từ các vườn ươm uy tín, chất lượng để đảm bảo đúng giống đạt chuẩn
  • Chọn cây giống chắc khỏe, lá xanh tốt, chiều cao khoảng 20 – 40cm
  • Tiến hành xé bao ngoài, cho bầu cây vào hố rồi vun đất, lấp và nén chặt. Nên tưới nước ngay sau khi trồng và trồng vào buổi chiều đã tắt nắng

Ghép giống từ gốc cây mít khác

  • Chọn ươm hạt mít rừng, mít mật hay các giống mít có sức sống tốt, thân chắc khỏe
  • Cây gốc được 5 – 6 tháng tuổi, phát triển ổn định là có thể tiến hành ghép giống mít Thái bằng phương pháp ghép áp hay ghép mắt kiểu cửa sổ
  • Muốn thực hiện chiết, giâm hay ghép cành thì nên chọn các thời điểm tháng 3 – 4 hay tháng 8 – 9 dương lịch trong năm
Mít Thái có thể trồng được bằng cây giống hoặc ươm và ghép giống trên gốc loại mít khác
Mít Thái có thể trồng được bằng cây giống hoặc ươm và ghép giống trên gốc loại mít khác
  1. Bước 3: Chăm sóc cây mít Thái qua từng giai đoạn phát triển

Tưới nước

Mít Thái là loại cây có nhu cầu nước khá nhiều do đó cần cung cấp lượng nước thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển tốt, nhất là vào mùa khô. Hiện nay nhiều nhà vườn trồng mít Thái trên quy mô lớn để kinh doanh có áp dụng các phương pháp tưới công nghệ cao để duy trì lượng nước vừa đủ.

Hàng năm nên làm cỏ định kỳ để đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng chính, cũng là để loại bỏ sâu bệnh.

Vun xới đất

Nên xới gốc mít 2 đến 3 lần mỗi năm

Bón phân

Trong từng thời kỳ phát triển của mít Thái qua từng năm, người trồng phải chú ý bón phân cho cây theo các giai đoạn sau:

  • Năm đầu tiên: Bón phân ngay sau khi trồng cây con được 1 tháng, các lần tiếp theo cách nhau từ 1 – 1,5 tháng. Nên bón NPK ở gốc và xịt bổ sung phân bón lá vi lượng
  • Năm thứ hai: Bón phân NPK tỷ lệ 2:1:2 cho mỗi cây từ 1,5 – 2kg
  • Năm thứ ba: Bón vào đầu và cuối mùa mưa thời điểm cây bắt đầu cho trái

Phòng trừ sâu bệnh

Mít Thái cũng như nhiều loại cây ăn trái khác thường gặp nhiều vấn đề về sâu bệnh. Do đó người chăm sóc cần thường xuyên theo dõi để can thiệp kịp thời. Một số bệnh phổ biến nhất ở loại cây này là:

  • Sâu đục thân, đục cành
  • Ruồi đục quả
  • Ngài đục quả
  • Rệp, rầy

Mỗi loại sâu bệnh khác nhau đều sẽ có các chế phẩm diệt trừ phù hợp, bạn nên đến các hiệu thuốc trừ sâu để được tư vấn thêm.

Thu hoạch, bảo quản

Sau thời gian khoảng 3 năm cây sẽ bắt đầu cho trái bói, mít Thái có thể cho trái quanh năm. Song vụ chính của loại cây này vẫn là vào khoảng tháng 6 – 7. Trái già thì gai sẽ nở căng ra, chuyển dần từ màu xanh sang vàng hay nâu nhạt, vỗ kêu bồm bộp.

Mít Thái trồng đúng kỹ thuật sẽ cho quả bói sau 3 năm
Mít Thái trồng đúng kỹ thuật sẽ cho quả bói sau 3 năm

Qua bài viết trên mà chúng tôi chia sẻ, chắc hẳn các nhà vườn đã học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm vận dụng trồng mít Thái đúng kỹ thuật. Chúc bạn làm giàu thành công với công trình vườn cây mà mình gây dựng nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây