Đua nhau mua đất làm nhà vườn – Chuyện “dở khóc, dở cười”

0
3145
mua-dat-lam-nha-vuon-4
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Trào lưu “săn đất” làm trang trại nghỉ dưỡng là xu hướng đang “nở rộ” trong thời gian gần đây. Tạm gác lại những âu lo của cuộc sống bộn bề, nhiều người muốn “rời phố” để tìm về chốn bình yên. Tuy nhiên, không ít chủ đầu tư đã phải “ngậm trái đắng” khi mua nhà trên giấy.

Nội dung chính

Rắc rối khi mua đất theo cảm xúc

Vội tin theo những lời giới thiệu “đường mật” của bên môi giới, nhiều người đã “vỡ mộng” khi mua đất làm nhà vườn. Giao dịch mảnh đất hàng trăm, hàng tỷ đồng thông qua giấy viết tay hoặc dăm ba câu thỏa thuận. Giao tiền xong xuôi thì bên bán lật kèo. Khó khăn khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang thổ cư hay “đau đầu” lo xây nhà tại vùng đất xa xôi… 1001 câu chuyện “dở khóc, dở cười” về mua đất làm homestay khiến nhiều người trong cuộc cay đắng.

Rắc rối khi mua đất làm nhà vườn
Rắc rối khi mua đất làm nhà vườn

Từ lâu, anh Thanh Hải (TP.HCM) đã mơ về cuộc sống hạnh phúc tại miền quê. Anh muốn “chạy trốn” khỏi vòng xoáy “cơm, áo, gạo, tiền” nơi đô thị xa hoa để tận hưởng những phút giây thư giãn. Sau khi dành dụm được một khoản tiền, anh quyết định mua mảnh đất rộng 5000m2 tại Lâm Đồng.

Ngay từ khi được giới thiệu, anh Hải đã rất ưng mảnh đất này. Mặc dù đất chưa có giấy tờ pháp lý ràng nhưng anh vẫn quyết tâm mua. Anh “tặc lưỡi” nghĩ rằng “chuyện gì cũng có cách giải quyết”. Thế rồi, anh đã đặt cọc cho chủ đất 100 triệu đồng và tìm cửa”chạy” sổ đỏ. Nhưng không ngờ, sau khi đã giao tiền xong xuôi, chủ đất lộ bộ mặt tham lam.

“Họ nói rằng mảnh đất nằm ở vị trí đắc địa và đang có một vài người nữa hỏi mua nên đòi thêm tôi 50 triệu đồng. Tôi dọa sẽ gửi đơn ra chính quyền địa phương phân bua phải trái. Biết đã rơi vào thế yếu, chủ đất xuống nước xin tôi đừng gửi đơn và chỉ cần thêm 20 triệu đồng. Và rồi… tôi đồng ý” – anh Hải ngậm ngùi chia sẻ.

“Ngậm đắng nuốt cay” với quyết định sai lầm

Tưởng rằng chuyện mua bán đất của anh Hải đã “xuôi chèo mát mái” nhưng không ngờ “vận xui” vẫn đeo bám. Mảnh đất anh đã mua sử dụng trồng cây lâu năm. Do đó, anh có thể xây nhà tạm mà không được phép xây dựng công trình kiên cố.

Tính đến nay, anh Hải đã sở hữu mảnh đất được hơn 3 năm. Do khoảng cách địa lý nên anh phải bỏ tiền thuê người trông coi, chăn nuôi và trồng cây. Thực phẩm “sạch” thu hoạch được sẽ được sơ chế và gửi lên thành phố. Anh tâm sự rằng không biết sẽ giữ mảnh đất được thêm bao lâu nữa. Công sức thuê người làm quá tốn kém nhưng nếu bỏ hoang thì rất phí.

Khó khăn tìm thợ xây dựng

May mắn hơn anh Hải, chị Trà My (TP.HCM) rất “mát tay” khi tìm mua được mảnh đất ưng ý tại Đà Lạt. Xong khi đã lo các thủ tục pháp lý xong xuôi, chị tiến hành thuê nhà thầu xây dựng.

“Ở TP.HCM rất sẵn thợ xây dựng và thợ hồ. Họ thường nhận khoán công trình và tính tiền theo diện tích. Bởi vậy, thợ tranh thủ làm mất màu từ sáng sớm cho đến khi mặt trời tắt. Còn ở dưới Đà Lạt, tôi rất khó khăn mới tìm được đội thợ nhận thi công. Họ làm “hời hợt” đúng theo kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. Mỗi ngày chỉ làm “đủng đỉnh” khoảng 6-7 tiếng, chưa kể thời gian giải lao nghỉ ngơi.

Hàng ngày, tôi phải lo các món ăn lót dạ, nước tăng lực để bồi dưỡng cho đội thợ. Riêng khoản này tôi rất thoải mái và chỉ mong công trình nhanh chóng hoàn thành. Tuy nhiên, đôi thợ “càng được nước lấn tới”, họ có thể tạm nghỉ một vài hôm đột xuất mà không cần báo trước.

Thời gian gần đây, công việc bị trì hoãn liên tục khiến chi phí dự kiến phát sinh. Qua lần này, tôi cũng rút ra được bài học cho bản thân. Khi thuê thợ xây nhà phải có cam kết rõ ràng. Thời gian bàn giao trong bao lâu? Tiến độ như thế nào? Kết thúc một giai đoạn cần nghiệm thu kỹ lưỡng. Nếu chất lượng đạt tiêu chuẩn thì sẽ ứng tiền cho giai đoạn tiếp theo” – chị Mỹ vừa kể vừa ngậm ngùi xót xa khi công trình bị “đội vốn”.

Khó khăn trong quá trình thi công xây dựng
Khó khăn trong quá trình thi công xây dựng

“Nhẹ dạ cả tin” giao dịch đất

Một trường hợp khác, chị Thu Hà ngậm ngùi bị “cò đất” lừa đảo chỉ vì “nhẹ dạ cả tin”. Chị Hà vốn là yêu thiên nhiên, thích cảnh núi rừng, sông hồ mộng mơ và khí hậu mát mẻ. Được môi giới tư vấn nhiệt tình, chị đã tìm đến mảnh đất “phong thủy hữu tình” ở Tây Nguyên. Ý tưởng của chị là sẽ biến mảnh đất rộng 1,8ha này thành khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp.

Với số tiền 600 triệu đồng để sở hữu mảnh đất rộng rãi, chị Hà nghĩ mình đã mua được “giá hời”. Tuy nhiên, mọi giao dịch mua bán bằng giấy tờ viết tay vì bên môi giới nói cả khu vực này sắp được cấp sổ. Chi vui vẻ mua mảnh đất để thực hiện kế hoạch của mình. Đến khi đo đạc thực tế, chị mới “ngã ngửa” khi biết mảnh đất chỉ rộng 1,5ha. Lúc này, cả “cò” và chủ đất đều “phải trắng tay” không nhận trách nhiệm.

Xem xét kỹ lưỡng trước khi giao tiền mua đất làm mô hình nhà vườn
Xem xét kỹ lưỡng trước khi giao tiền mua đất làm mô hình nhà vườn

Tìm đúng nơi “chọn mặt gửi vàng”

Bên cạnh những câu chuyện nan giải, một số người lại cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi mua đất làm homestay. Anh Đức Nam (Hà Nội) kể với tâm trạng phấn khởi: “Gia đình tôi mua được mảnh đất rộng gần 1000m2 tại Ba Vì mà không gặp bất cứ trở ngại gì. Ông chủ là bạn thân của tôi nên bán đất giá khá mềm”.

“Chọn mặt gửi vàng” để sở hữu mảnh đất lý tưởng
“Chọn mặt gửi vàng” để sở hữu mảnh đất lý tưởng

Anh Nam còn chia sẻ thêm: “Vào dịp cuối tuần hay lễ Tết, gia đình tôi cùng về đây nghỉ dưỡng để tận hưởng không khí trong lành. Hàng xóm rất thân thiện, mến khách và tốt bụng. Thật tuyệt vời biết bao!”.

Chuyện mua đất làm nhà vườn hiện nay không còn gì mới mẻ. Mặc dù vậy nhưng nhiều người vẫn dễ dàng trở thành con mồi của những kẻ “cò đất”. Hãy xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như: Thổ nhưỡng, khí hậu, dân cư… và cẩn trọng về thủ tục pháp lý. Đừng để cảm xúc chi phối lý trí để rồi đến lúc phải hối tiếc muộn màng…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây