Với những quốc gia trong khu vực Châu Á, trái măng cụt đã không còn quá xa lạ. Tại nước ta, măng cụt cũng được trồng khá nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh miền Nam. Măng cụt có hương vị thơm ngon và giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ lớn nên phạm vi trồng đang dần được mở rộng. Bà con nông dân rất quan tâm đến kỹ thuật trồng cây măng cụt sao cho cây khỏe mạnh, lớn nhanh và cho nhiều trái. Nội dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ nói nhiều hơn về chủ đề này, bà con đừng vội bỏ qua bài viết nhé!
Cần chuẩn bị những gì khi trồng cây măng cụt
Dụng cụ trồng
Để trồng cây măng cụt giống, ban đầu bà con cần chuẩn bị thùng xốp, khay, chậu nhựa đã đục lỗ thoát nước ở dưới đáy. Hoặc bà con cũng có thể trồng trực tiếp cây măng cụt ra đất nếu có thể đảm bảo các yếu tố chăm sóc tốt nhất.
-
Đất trồng
Đối với việc trồng cây măng cụt, kỹ thuật chọn đất trồng chiếm vai trò rất quan trọng. oại cây ăn trái này có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng loại đất tốt nhất với loại cây này là đất sét giàu dinh dưỡng hữu cơ. Đặc biệt là với tầng đất canh tác dày, gần nguồn nước tưới và có khả năng thoát nước tốt.
Cây măng cụt ưa sinh sống trong khí hậu nhiệt đới với độ ẩm cao, lượng mưa dồi dào. Hố trồng cây măng cụt có kích thước tối ưu nhất là 60 x 60 x 60cm. Mỗi hố trồng cần được bón lót 10kg phân chuồng đã ủ hoai, phơi ải khoảng 3 tuần trước khi đặt cây giống để xử lý được mầm bệnh.
Chọn giống và kỹ thuật trồng cây măng cụt
Thông thường, để nhân giống cây măng cụt nhà vườn sẽ chọn phương pháp gieo hạt hoặc ghép đọt. Tuy nhiên cây măng cụt con ghép đọt sẽ không cho năng suất cao vì tỷ lệ hao hụt lớn, trái nhỏ và không đồng đều.
Để nhân giống cây măng cụt từ hạt, ban đầu bà con cần chọn những hạt lớn từ những trái măng cụt chín cây. Hạt măng cụt sau khi rửa sạch thì sẽ được gieo xuống bầu đất hay liếp ươm. Bà con lưu ý đến việc tưới nước để giữ độ ẩm tối ưu cho đất, sau khoảng 1 tháng sẽ thấy hạt nảy mầm.
Khi cây giống lớn một chút thì bà con có thể chuyển cây sang bầu đất có kích thước phù hợp hơn. Trong quá trình sang bầu đất cần chú ý đến việc nhẹ tay để tránh làm tổn thương đến bộ rễ.
Trung bình mỗi tháng cây măng cụt chỉ phát triển 2 cặp lá. Vì thế, khi cây con được khoảng 2 năm tuổi mới có thể đem trồng ra môi trường bên ngoài, gỡ bỏ che chắn.
Bón phân cho cây măng cụt
Giai đoạn cây con
Trong giai đoạn măng cụt còn là cây con, lượng phân bón hữu cơ cần cho mỗi lần bón là khoảng 5 – 10kg phân chuồng đã ủ hoai mục. Với phân vô cơ NPK cung cấp cho cây măng cụt nên theo đúng tỷ lệ hàm lượng các chất là 15:30:15.
Cây măng cụt trong năm đầu tiên chỉ cần cung cấp mỗi lần bón phân 0,5kg, những năm tiếp theo tăng dần 0,5 tùy theo từng giai đoạn phát triển. Duy trì lượng phân bón này cho cây trong vòng 5 năm, mỗi năm từ 3 – 4 lần bón.
Giai đọan cây cho trái
Để bón phân co cây măng cụt trong giai đoạn ra trái, bà con nông dân có thể áp dụng công thức sau:
Lần 1: lần bón này là sau khi thu hoạch xong măng cụt, tiến hành tỉa cành và bón khoảng 30kg phân chuồng kết hợp với phân vô cơ có tỷ lệ đạm cao.
Lần 2: Đợt bón phân này cần diễn ra trước 30 – 40 ngày cây ra hoa, loại phân bón nên sử dụng trong giai đoạn này là phân vô cơ với hàm lượng lân và kali cao. nếu bón nhiều phân đạm trong giai đoạn này sẽ khiến cây ra hoa ít.
Lần 3: Khi những trái măng cụt có đường kính khoảng 2cm cần được bón phân với hàm lượng kali cao.
Cây măng cụt sau 10 năm tuổi có thể bón thêm 0.7kg – 1kg phân vô cơ/lần/cây, những năm sau đó khối lượng có thể tiếp tục tăng dần.
Ngoài ra bà con có thể kết hợp phun phân bón lá cho cây măng cụt mỗi tháng 1 lần để cây nhận được nguồn dưỡng chất dồi dào nhất.
Tưới nước
Nhu cầu về nguồn nước của cây măng cụt tương đối cao, đặc biệt là khi còn cây con và trong giai đoạn nuôi trái. Trong mùa khô, người trồng cây măng cụt cần đảm bảo nguồn nước tưới để cây không bị héo, còi cọc.
Phòng trừ sâu bệnh, nấm trên cây măng cụt
Những loại sâu phổ biến thường gây hại cho cây măng cụt: nhện đỏ, bọ trĩ, sâu vẽ bùa…
Những loại nấm bệnh thường xuyên xuất hiện ở cây măng cụt là: Sượng trái, xì mủ, chết nhanh, đốm trong, chết chậm, thán thư…
Để phòng tri sâu bệnh về nấm cho cây măng cụt thì bà con có thể sử dụng những loại thuốc trừ sâu vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, vi sinh trừ nấm bệnh để giúp cây tránh xa những tác động có hại từ môi trường.
Trên đây là những gì Agri.vn muốn chia sẻ đến bà con nông dân về kỹ thuật trồng cây măng cụt. Chúng tôi rất hy vọng đây sẽ là thông tin giúp bà con thuận lợi hơn khi thực hiện trồng và chăm sóc vườn măng cụt của chính mình. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết.