Bỏ túi kỹ thuật trồng cây mít thái sai trĩu quả

0
1572
Cây mít thái
Cây mít thái cho quả ngon, ngọt và giòn
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nhắc đến cây mít thái, ta liền tưởng tượng ra vị ngọt thơm quyện hòa trong khoang miệng. Cây mít thái từ lâu đã gắn bó với mỗi con người Việt Nam và được trồng phổ biến trên khắp các miền quê trên cả nước. Vậy, cách trồng cây mít thái như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất, giúp cây sai trĩu quả, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.

Nội dung chính

Thời vụ trồng cây mít thái:

mít thái
Trồng mít thái vào tháng mấy cho phù hợp?

Với đặc điểm khí hậu Việt Nam thì loại cây như cây mít thái có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm cây mít thái sinh trưởng và phát triển tốt nhất là vào đầu mùa mưa (khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7). Sau từ 4 đến 4 tháng rưỡi là ta có thể thu hoạch được mít rồi.

Kỹ thuật trồng cây mít thái:

mít thái
Kỹ thuật trồng cây mít thái sai trĩu quả

B1: Người trồng mít phải tiến hành làm đất bằng phẳng. Dùng xẻng xẻ rãnh sâu khoảng từ 30 đến 40 cm sau đó đào hốc và đắp mô cao từ 40 đến 70 cm và trồng cây lên mô đất.

Nếu đất đã dốc sẵn 5% thì không cần đắp mô, chỉ đào hốc 40 x 40 x 40 cm và đặt gốc mít sao cho mặt bầu ngang với mặt đất.

Với trường hợp đất dốc hơn 7%, ta làm hốc có kích thước 40 x 40 x 60cm rồi trồng thấp hơn mặt đất từ 20 đến 30 cm.

B2: Trước khi trồng cây mít thái phải đào hố, bón lót. Nếu đất trồng nhà bạn xấu thì nên đào hố rộng 0,8 đến 1m rồi bón lót 25 đến 35kg phân chuồng và từ 300 đến 500g lân và 1kg vôi bột.

Đối với trường hợp đất tốt thì nên đào hố rộng 0,7 đến 0,8m; sâu 0,6 đến 0,7m; bón lót 20 đến 25kg phân chuồng hoai mục; 200 đến 300gam lân và 0,5kg vôi bột.

Chú ý, khoảng một tuần trước khi trồng cây mít thái, ta nên trộn đều phân các loại với đất và lấp đầy miệng hố trước.

B3: Sau khi khai thác quả được 5 đến 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng cho các lứa sau.

Kỹ thuật chăm sóc cây mít thái:

Tưới nước cho cây:

Chăm sóc Mít Thái phải hết sức cẩn thận, khéo léo và siêng năng.

Ở giai đoạn mới trồng phải đậy phủ xung quanh gốc để ngăn cỏ dại không mọc quá nhiều, chống xói mòn vào mùa mưa cũng như giữ ẩm vào mùa khô. Nếu thấy đất khô hạn, ta tiến hành tưới nước 2 đến 3 ngày/lần. Sau một thời gian, giảm còn 4 đến 5 ngày/lần. Từ năm thứ hai chỉ tưới vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn, tuyệt đối không để cây chịu cảnh thiếu nước.

Tuy nhiên, cây mít thái sợ ngập úng nên vào mùa mưa lũ phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.

Phòng trừ cỏ dại:

mít thái
Ngăn ngừa cỏ dại mọc kín gốc cây mít thái

Phủ gốc mít bằng thân cây xanh, rác, cỏ để tránh cỏ dại mọc um tùm, xới phá váng sau mội trận mưa lớn. Đặc biệt phải thường xuyên làm cỏ quanh gốc cây định kỳ 1-2 tháng để tạo độ thông thoáng cho gốc cây giúp cây phát triển ổn định.

Kỹ thuật cắt tỉa cây mít thái:

Khi cây cao khoảng 1m trở lên mới thực hiện cắt tỉa. Khi cây chưa cho trái tỉa cành 2 đến 3 lần/năm. Khi tỉa lưu ý cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh.

Phòng trừ hiện tượng xơ đen:

mít thái
Bệnh xơ đen biểu hiện rõ ở quả mít thái

Cây Mít Thái thường bị đen, da không bóng, trái lại xù xì, tối, sần. Trái mít vẫn lớn bình thường, nhưng khi thu hoạch, bổ ra xơ đen nên mất giá trị thương mại. Nguyên nhân của bệnh xơ đen là: Vào mùa mưa, Mít Thái thiếu canxi do canxi trong đất bị hụt và cây mít hấp thu kém.

Nếu thấy hiện tượng trên thì ta cần bổ sung canxi trước khi và trong lúc cây mít thái ra hoa. Tốt nhất ta nên phun lỏng, phun lá và tưới gốc giai đoạn mít ra nụ. Cứ định kỳ 2 tháng phun lại 1 lần thì vấn đề này sẽ được giải quyết một cách êm, gọn

mít thái
Bệnh thối nhũn ở cây mít thái

Ngoài ra, cây Mít Thái ở giai đoạn cây con cũng hay bị thối nhũn.
Nguyên nhân là đất quá ẩm ướt, cỏ dại mọc rậm rạp nên cây dễ sinh bệnh rồi lây lan nhanh sang các cây khác. Để khắc phục bà con nên đảm bảo tưới nước cho cây ở mức vừa phải, thêm việc thiết kế hệ thống thoát nước để cây có mức độ thông thoáng nhất định giúp cây phát triển.

Để đạt được thành quả cuối vụ mùa là những trái mít thơm nức cánh mũi, ăn vào lại quyện hòa vị ngọt mềm mại, thơm ngon, bà con hãy ứng dụng ngay kỹ thuật trồng mít thái chúng tôi vừa nêu và thu hoạch được một vụ mùa thành công mỹ mãn nhé!

Xem thêm: Chia sẻ kỹ thuật trồng mít siêu sớm đảm bảo năng suất cao

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây