Đối với người Việt Nam ta, trái mít đã không còn quá xa lạ và dường như là món khoái khẩu của nhiều người. Trong những năm gần đây, trồng mít mang lai năng suất cao và thu nhập ổn định cho nhiều nhà nông. Đặc biệt là giống mít đạt chuẩn về chất lượng còn có thể được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Đó chính là lý do vì sao các nhà nông dần chuyển hướng sang trồng mít làm nguồn kinh tế chủ lực. Kỹ thuật trồng cây mít đóng vai trò rất quan trọng vì nó quyết định đến năng suất và chất lượng. Nội dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ nhiều hơn về kỹ thuật trồng loại cây ăn trái này. Bạn đừng vội lướt qua nội dung thông tin này nhé.
Thời vụ
Thời vụ trồng cây mít của nước ta thường được chia theo vùng:
Vùng trùng du miền núi phía Bắc thường sẽ trồng kít vào khoảng tháng 4 – 6.
Vùng đồng bằng Bắc Bộ thường sẽ có 2 vụ trồng mít chính là: Tháng 2 – 4 và tháng 4 – 6.
Vùng Nam Trung Bộ nước ta thường sẽ trồng mít vào vụ từ tháng 11 – 12.
Kỹ thuật trồng
Đất trồng
Đất trồng mít thường sẽ là loại đất có tầng canh tác dày, mực nước ngầm thấp dưới 1m. Luống trồng cây mít thường sẽ được làm cao từ 30 – 50cm, chiều rộng mỗi luống khoảng 1,5m, các rãnh khoảng 40cm.
Chuẩn bị cây giống
Cây mít giống hiện tại thường sẽ là cây ghép được bọc trong bầu đất có lớp phủ bên ngoài là túi nhựa. Chiều cao tối thiểu nhất của cây giống phải là 40cm với đường kính thân cây khoảng 0,5cm. bà con cần quan sát kỹ lưỡng để chọn những cây có khả năng sinh trưởng mạnh, cây khỏe, không có dấu hiệu bị sâu bệnh.
Thị trường mít giống hiện nay mang đến cho bà con nhiều sự lựa chọn: Mít ruột đỏ, mít siêu sớm, mít Tứ qúy, mít siêu ngọt…Đa số những giống mít này đều đã được lai tạo nên đảm bảo sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, hạt nhỏ, múi dày, thơm, vị ngọt đậm đà, khi chín ít nhựa.
Mật độ trồng
Thông thường, mật độ trồng cây mít hiện nay trên 1 sào là từ 20 – 23 cây, tương ứng với khoảng 625 cây/hecta. Khoảng cách giữa các cây mít thường sẽ là 4m, giữa các hàng mít khoảng cách tối ưu cũng là 4m.
Kích thước của hố trồng cây mít thường sẽ là 40 x 40 x 40cm. Hố trồng cần được phơi ải khoảng 1 tuần sau đó tiến hành bón phân lót và lấp đất. Lưu ý phải có một lớp đất mỏng để ngăn cách phân bón lót dưới hố và vị trí đặt cây trồng để rễ cây không tiếp xúc trực tiếp với phân bón.
Cách trồng cây
Để trồng cây mít, quy trình thực hiện gồm những bước sau:
– Dùng dao hoặc kéo để xé bỏ lớp túi nilon bọc bầu đất.
– Cắt bỏ luôn phần rễ cọc bị xoắn ở trong bầu đất nếu có.
– Dùng cuốc để đào một hố nhỏ lớn hơn kích thước của bầu đất 1 chút.
– Sau khi lấp đất thì dùng cọc để cố định thân cây, tránh gió mạnh làm bật gốc.
– Tưới nước cho cây và dùng cỏ, rơm để phủ lên bề mặt đất nhằm tránh tình trạng bốc hơi nước quá nhanh.
Chăm sóc
Bón phân
- Năm thứ nhất
Trước khi trồng, lượng phân bón lót cho hố trồng sẽ bao gồm: 500g vôi bột, 5kg phân chuồng đã ủ hoai mục.
Sau khi trồng cây được khoảng 1 tháng và 3 tháng thì bón thúc với lượng phân bón như sau: 300g NPK và 300g phân Super lân.
Tháng thứ 5 và tháng 11 sau khi trồng cây, lượng phân bón cung cấp cho mỗi gốc bao gồm: 3kg phân hữu cơ vi sinh, 500g NPK.
- Từ năm thứ 3
Đến năm sinh trưởng thứ 3, cây mít sẽ nhận được nguồn phân bón tùy thuộc vào nhu cầu. Nếu cây khỏe thì lượng phân bón sẽ ở mức vừa phải, nếu cây yếu thì cần điều chỉnh lại loại phân bón cũng như tỷ lệ các chất, khối lượng. Thời điểm bón phân thích hợp nhất là khi cây chuẩn bị ra hoa, kết trái và sau khi thu hoạch lứa quả đầu tiên.
Chăm sóc
Những điều cần chú ý khi chăm sóc cây mít đó là cung cấp độ ẩm phù hợp để cây có thể sinh trưởng cách tốt nhất.
Cần chú ý đến việc vệ sinh cỏ trong vườn, cắt tỉa những cành già bị sâu bệnh, cành yếu hay vị trí các cành quá dày. Mục đích chính là để tạo độ thông thoáng cho cây, ngăn chặn phát sinh mầm bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu đục thân
Loại sâu đục thân có đặc tính là chuyên để trứng lên trên các lá mít non và trái non, Tiếp đến chúng sinh sôi nảy nở và đục vào thân, cành của cây mít để lấy dinh dưỡng. cách phát hiện loại sâu đục thân nhanh nhất là để ý trên thân và cánh cây có dấu hiệu bột giống như mùn cưa đùn ra từ các lỗ nhỏ li ti hay không.
Loại thuốc phù hợp để diệt trừ và phòng ngừa sâu đục thân cây cây mít là Regent 800 EG hoặc Furadan 3H nhào trộn với đất vườn bít kín lỗ sâu đùn. Đồng thời định kỳ 10 ngày 1 lần bà con có thể phun thêm Diệp lục trừ sâu cho cây.
- Sâu đục trái
Loại sâu này đục trái làm chúng bị rụng non, giảm năng suất của cây. Với sâu đục trái, không nên sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ và tiêu diệt. Cách tốt nhất để phòng tránh sâu là dùng bọc để bao lại những trái mít còn sót lại sau đợt rụng quả sinh lý.
- Ruồi đục quả
Loại ruồi này sẽ đẻ trứng vào bên trong những trái mít già và làm thối nhũn. Cách tốt nhất để phòng trừ loại ruồi này cũng chính là dùng túi bọc mít chuyên dụng, kết hợp phun Diệp lục trừ sâu
Thu hoạch
Đa số những giống mít hiện sau sau 3 năm trồng đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Từ khi cây mít ra hoa đến lúc trái già là khoảng 5 tháng.
Chúng tôi vừa chia sẻ đến bà con thông tin liên quan đến kỹ thuật trồng cây mít. Rất mong rằng khi bà con áp dụng vào thực tế sẽ cải thiện năng suất và chất lượng vườn mít. Chúc bà con thành công!