Cây thông còn có tên cây tùng là biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu, bởi cây thông có sức chịu đựng phi thường trước mọi biến động của thời tiết. Thông tạo ra môi trường xanh tươi, trong sạch giàu ôxy, thơm mùi hương có lợi cho việc điều dưỡng sức khoẻ. Bạn đã bao giờ tìm hiểu rõ ràng tác dụng của nhựa thông hay chưa? Nội dung bài viết hôm nay sẽ giúp bạn có câu trả lời cụ thể hơn cho chủ đề này, cùng đón xem nhé!
Giới thiệu về nhựa thông (Colophan)
Nhựa thông hay còn gọi là Colophan. Đây là một vật chất rắn, cứng, có màu vàng trong đến đỏ sẫm màu tùy theo kích thước của khối nhựa.
Colophan thực chất không phải là nhựa thông nguyên chất mà nó chỉ là một thành phần của nhựa thông, thành phần khác quý giá hơn nhiều đó chính là tinh dầu thông.
Nhựa thông là nhựa của cây thông, dạng lỏng. Nhựa này trải qua quá trình chưng cất để thu hồi tinh dầu thông quý giá phục vụ cho các lợi ích liên quan đến lĩnh vực y học và mỹ phẩm, … và thành phần còn lại Colophan được đóng rắn sử dụng để phục vụ mục đích công nghiệp.
Khác với tinh dầu thông, nhựa thông (Colophan) tồn tại ở trạng thái rắn, cứng, bề mặt nhẵn bóng và có khả năng tan trong dung môi hữu cơ cũng như có thể thu hồi tái sử dụng.
Tác dụng của nhựa thông
Nhựa thông hay Colophan rắn, cứng được sử dụng để hòa vào dung môi hữu cơ làm tan ra, dung dịch này được xem như một loại keo dán, vật kiệu hàn trong lĩnh vực sản xuất các linh kiện, thiết bị điện tử,… tại các mối hàn, các vết nối giữa những linh kiện, dây dẫn.
Trong lĩnh vực này, người ta sử dụng nhựa thông Colophan không chỉ để hàn gắn mà còn có tác dụng lấy đi các vết oxy hóa trên bề mặt mối hàn, giúp mối hàn sáng, bóng, sạch và sự nối được diễn ra chặt chẽ.
Ngoài ra Colophan còn được dùng để sản xuất keo, mực, sử dụng trong sản xuất cao su, sản xuất sơn,… khi không tồn tại trạng thái rắn cứng như ban đầu.
Chúng tôi mong rằng với lượng thông tin mà mình chia sẻ. Bạn sẽ hiểu thêm về tác dụng của nhựa thông và biết cách dùng sao cho phù hợp nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!