Kỹ Thuật Khoanh Cành Nhãn Để Xử Lý Ra Hoa

0
5064
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Kỹ thuật khoanh cành nhãn là gì? Biện pháp khoanh cành nhằm ngăn cản dòng nhựa luyện vận chuyển từ trên tán xuống rễ làm tăng tỷ lệ các bon/đạm (C/N) ở chồi ngọn tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa. Biện pháp này chỉ áp dụng với những cây vải, nhãn sinh trưởng khỏe. Để làm rõ hơn về kỹ thuật này, bà con đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung chính

Thời điểm khoanh cành trên cây nhãn

Với vải, nhãn trồng ở Miền Bắc được xác định bởi thời điểm lộc thu đợt 2 bắt đầu già nhằm khống chế sự phát triển của lộc đông.

Với nhãn trồng ở Miền Nam được xác định bởi mầu sắc của lá trên lộc đợt 2 khi chuyển mầu nõn chuối.

Thời điểm khoanh cành nhãn ở Miền Nam và Miền Bắc có sự khác biệt
Thời điểm khoanh cành nhãn ở Miền Nam và Miền Bắc có sự khác biệt 

Các bước tiến hành khoanh cành

  1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu

  • Cưa cầm tay: yêu cầu lưỡi cưa phải sắc, sạch (không bị han gỉ), răng cưa mở có độ rộng để khi cắt vỏ cành có độ rộng đạt 0,3 cm.
  • Dao con mỏng, sắc và sạch.
  • Dây nilon: nilon mới còn nguyên trong cuộn, cắt thành từng khúc có độ rộng khoảng 3 cm.
  1. Xác định vị trí khoanh cành

Vị trí khoanh cành tùy thuộc vào cành có kích thước lớn hay nhỏ, người ta thường chọn vị trí khoanh với cành có đường kính khoảng 3 – 4 cm, năm trước khoanh cành ở vị trí thấp, năm sau khoanh cành ở vị trí cao; năm sau không nên khoanh cành gần với vị trí năm trước đã khoanh để tránh gây tổn thương cho cành bị khoanh.

Vị trí khoanh cành nhãn cần được xác định cụ thể
Vị trí khoanh cành nhãn cần được xác định cụ thể
  1. Các thao tác khoanh cành

  • Khoanh cành để c​ây ngừng sinh trưởng phân hóa mầm hoa nhãn

Dùng cưa hoặc dao để khoanh vỏ cành; nếu thân cành to thì khoanh bằng cưa, thân cành nhỏ thì khoanh bằng dao; Có thể khoanh một vòng tròn khép kín trên thân cành hoặc khoanh theo đường xoắn trên thân cành

Cách khoanh như sau:

+ Bước 1: Dùng cưa hoặc dao khoanh vỏ cành

+ Bước 2: loại bỏ vỏ để đường khoanh có chiều rộng 1,5 – 4 mm tuỳ theo kích thước của thân cành tại vị trí khoanh

+ Bước 3: Quấn kín vết khoanh bằng dây nilon sạch

+ Bước 4: Tháo dây nilon khi cành nhú mầm hoa dài 3-5 cm.

  • Khoanh vỏ cành đang ra hoa để tăng tỷ lệ đậu quả

Khoanh cành mẹ khi đang mang hoa theo đường xoắn bằng dao sắc vừa đứt vỏ, độ rộng đường khoanh là vết cắt của lưỡi dao cách cuống chùm hoa từ 25 – 30cm. Với đường cắt nhỏ này dòng nhựa luyện sẽ được giữ lại ở cành làm cho tỷ lệ C/N của cành tăng lên trong thời kỳ hoa nở có tác dụng thúc đẩy quá trình thụ tinh thụ phấn của hoa trên cành

Kiểm tra tình hình sinh trưởng của nhãn sau khoanh cành

Kiểm tra vườn vải nhãn sau khoanh vỏ cành là công việc cần thiết của người làm vườn để có được biện pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sinh trưởng lộc của vải, nhãn bởi các lý do sau:

Trong điều kiện thời tiết diễn ra thuận lợi (trời không có mưa) thì sau khoanh cành thì vải, nhãn sẽ ngừng sinh trưởng (không tiếp tục ra lộc).

Sau khi khoanh canh nhãn nhà nông cần tiến hành kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cây thường xuyên
Sau khi khoanh canh nhãn nhà nông cần tiến hành kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cây thường xuyên

Trong điều kiện thời tiết bất thuận (có mưa) thì vải và nhãn vẫn ra lộc bình thường (tức là biện pháp khoanh vỏ cành không mang lại hiệu quả như người làm vườn mong muốn).

Nếu điều kiện thời tiết diễn ra thuận lợi (trời không mưa) thì thì 5 ngày kiểm tra vườn một lần, nếu thời tiết có mưa cần phải kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện lộc vải, nhãn.

Chúng tôi mong rằng qua nội dung bài viết này, bà con sẽ nắm rõ hơn về kỹ thuật khoanh cành nhãn. Chúc bà con thanh công, đừng quên theo dõi Agri.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin khác về nông nghiệp nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây