Biết cách trị bệnh cho cá lăng, nuôi đâu thắng đó

0
3635
Cá lăng
Nguyên nhân cá mắc bệnh
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá lăng tuy lớn khỏe nhưng vẫn rất dễ mắc bệnh, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Cá có thể mắc các bệnh do virus, do vi khuẩn hoặc do nấm gây ra vì vậy bà con phải lưu ý theo dõi cũng như chăm sóc đúng cách. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài bệnh trên cá lăng cũng như cách phòng ngừa, điều trị bệnh nhé!

Nội dung chính

Những nguyên nhân cơ bản khiến cá lăng bị bệnh

Cá lăng
Nguyên nhân cá mắc bệnh

Có nhiều nguyên nhân khiến cá mắc bệnh, có thể do tác động từ bên ngoài môi trường nhưng cũng có thể do nguyên nhân xuất phát từ bên trong.

Về nguyên nhân bên trong là do bà con bổ sung chất dinh dưỡng chưa cân đối và hợp lí, không bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cá. Hoặc cho cá ăn thức ăn ôi thiu, chưa được làm sạch.

Về yếu tố bên ngoài thì có thời tiết thay đổi đột ngột, do nuôi với mật độ quá dày, do ô nhiễm nguồn nước tạo điều kiện vi khuẩn virus xâm nhập…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cá lăng bị bệnh, nếu không thực hiện tốt công tác phòng ngừa và trị bệnh sẽ dẫn đến cá chết, hao hụt và thua lỗ nặng.

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh trên cá lăng

Cá lăng giống
Cá lăng khỏe mạnh sẽ đạt năng suất cao

Để cá lăng khỏe mạnh và ít bệnh tốt nhất nên thực hiện biện pháp phòng ngừa trước khi thả nuôi cá, nuôi cá với mật độ phù hợp. Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá xem chúng có ít ăn hay bỏ ăn hay không.

Trước khi thả nuôi cá bà con hãy tắm cá trong nước muối 2% trong vòng 15 – 20 phút để tiêu diệt mầm bệnh.

Trong quá trình nuôi nhớ định kỳ thay nước nếu nuôi trong ao, vệ sinh lồng nếu nuôi trong lồng bè, luôn đảm bảo độ mặn và độ pH của nước. Sau khi cho cá ăn phải dọn dẹp thức ăn thừa còn sót lại, thức ăn dư rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Đặc biệt khi thời tiết thay đổi là lúc phải chăm sóc cá lăng kĩ càng hơn vì cá rất dễ mắc bệnh.

Tăng sức đề kháng và hấp thu tốt thức ăn bằng men tiêu hóa Biocianmin cho cá. Bổ sung thêm vitamin và các chất dinh dưỡng vào thức ăn để cá lăng tăng cường sức đề kháng nữa bà con nhé!

Khi thấy cá có dấu hiệu bị bệnh phải mời bác sĩ thú y đến thăm khám ngay. Cá chết phải có biện pháp xử lý phù hợp, không để gần cá đang khỏe mạnh, không vận chuyển đi vứt lung tung.

Không lạm dụng thuốc kháng sinh trừ trường hợp khẩn cấp. Kháng sinh có tác dụng hiệu quả nhưng lạm dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của cá, gây độc hại cho người tiêu dùng.

Khi thực hiện tắm cho cá bằng nước muối hay các dung dịch khác để chữa bệnh thì phải quan sát, nếu thấy cá yếu phải vớt ra ngay.

Các bệnh thường thấy trên cá lăng

Bệnh nấm thủy mi trên cá lăng

Dấu hiệu

Bệnh này khó có thể phát hiện bằng mắt thường. Khi mắc bệnh, cá có biểu hiện gầy, màu sạm đi, ngứa ngáy. Trên da xuất hiện vùng trắng xám nhỏ. Để lâu dần sẽ gây nguy hiểm tính mạng của cá.

Nguyên nhân

Bệnh do nấm gây ra, điển hình là Leptolegnia, Achlya… Do thời tiết lạnh, cá bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Điều trị

Tắm cá 1 lần/ngày bằng CuSO4 với liều lượng 7 – 10 g/m3. Hoặc sử dụng Methylen 2 – 3 ppm để điều trị.

Bệnh trùng quả dưa trên cá lăng

Dấu hiệu

Cá có biểu hiện thường nổi trên mặt nước và hay tập trung nơi có dòng nước chảy. Trên da xuất hiện các lấm tấm màu trắng, để lâu dần cá bệnh nặng có dấu hiệu loét da, nhào lộn, đờ đẫn.

Nguyên nhân

Bệnh do ký sinh trùng Ichthyophthitius gây ra.

Điều trị

Tắm cá 5 – 10 phút bằng H2O2 liều lượng 70 ml/m3 và axit axetic liều lượng 30 ml/m3 kết hợp trộn thuốc Praziquantel cho cá ăn. Hoặc tắm cá trong Formalin nồng độ 150 – 200 ml/m3.

Bệnh gan thận mủ

Dấu hiệu

Cá có dấu hiệu lờ đờ, màu nhợt nhạt, da bị xuất huyết. Bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh gan, thận mủ ở cá da trơn. Thường xuất hiện ở những con cá lớn.

Nguyên nhân

Do vi khuẩn Edwardsiella sp gây ra.

Điều trị

Bệnh này điều trị bằng thuốc kháng sinh, cần nghe theo hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ thú y để đạt hiệu quả nhanh chóng mà không xảy ra sai sót.

Bệnh xuất huyết trên cá lăng

Dấu hiệu

Thấy cá có biểu hiện chuyển màu tối, cá bị mất nhớt, da khô ráp, xuất hiện các đốm xuất huyết đỏ trên thân là dấu hiệu của bệnh xuất huyết.

Khi tiến hành giải phẫu thấy trong ruột cá không có thức ăn, ổ bụng có tích dịch máu, hoại tử gan và thận nhũn. Bên trong mô cơ bị tổn thương, mô mang tăng sinh…

Nguyên nhân

Đây là bệnh do vi khuẩn xâm nhập, có tên Aeromonas hydrophila, là vi khuẩn có hình que và có khả năng di động.

Điều trị

Sử dụng kháng sinh Doxycyline để điều trị bệnh xuất huyết cho cá lăng.

Điều trị bệnh rận trên cá lăng

Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm khi cá lăng bị rận có thể áp dụng các phương thuốc dân gian. Trị bệnh bằng cách ngâm sả vào nước, tắm cá bằng lá trầu ngâm ít muối, cho cá ăn đầy đủ kết hợp bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng.

Than khảo thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây