Bón Vôi Để Làm Gì? Kỹ Thuật Bón Vôi Thế Nào Phù Hợp?

0
2289
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Bón vôi để làm gì mà được nhà nông quân tâm như vậy? theo bà con, kỹ thuật bón vôi như thế nào là hợp lý, đảm bảo an toàn và tính hiệu quả cao? Mời bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây của Agri.vn để tìm hiểu cụ thể hơn về chủ đề này nhé!

Nội dung chính

Bón vôi vào đất có tác dụng gì?

Theo một số báo cáo về thực trạng pH đất ở Việt Nam: tại Việt Nam, đa số có pH đất thấp (dưới 4.0) do bà con lạm dụng phân hóa học sau một thời gian dài dẫn đến đất chua, chai và cằn. Một phần khác, pH ở mức trung bình (từ 4.5 đến 7) và rất ít trường hợp là pH cao – quá 7.

Bón vôi vào đất nhằm mục đích giữ cho độ pH được ổn định
Bón vôi vào đất nhằm mục đích giữ cho độ pH được ổn định  

Khi độ pH trong đất thấp, các chất dinh dưỡng có trong đất sẽ bị thiếu hụt khiến năng suất cây trồng bị giảm sút nghiêm trọng. Để cân bằng độ pH có trong đất, bà con nông dân thường bón vôi định kỳ.

Hiểu đúng bản chất và nguyên nhân của độ chua của đất

Khi pH thấp, khả năng trao đổi cation (CEC, các cation trao đổi trong đất chủ yếu là các nguyên tố thuộc nhóm I và II của bảng hệ thống tuần hoàn bao gồm hydro (H) và nhôm (Al)) sẽ bị ảnh hưởng.

Lúc này, các ion Al3+ sẽ được giải phóng. Nếu đất chua nhiều, ion Al3+ di động cao có thể gây độc cho hệ rễ cây. Làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển. Muốn sản xuất được trên nền đất này cần phải cải thiện độ chua đất trước khi gieo trồng.

Vôi có thể cải thiện tình trạng đất chua
Vôi có thể cải thiện tình trạng đất chua

Theo thời gian, đất trồng sẽ có tính axit vì nhiều lý do:

  • Phong hoá: canxi và magie bị loại bỏ
  • Hydro được bổ sung vào đất do quá trình phân huỷ du lượng thực vật và chất hữu cơ
  • Quá trình nitrat hóa amoni xảy ra khi sử dụng phân bón (dung dịch UAN, urê, amoni nitrat, amoni sunfat, khan amoniac), phân chuồng
  • Mưa axit cũng là yếu tố làm gia tăng sự hóa chua của đất

Để cải thiện độ ph của đất, nông dân thường sử dụng vôi rải đều trên đất trước khi gieo trồng một thời gian đủ để vôi phản ứng trong đất hoặc bón theo chu kỳ hàng năm. Vôi sẽ trung hòa tính axit trong đất bằng cách hoà tan, sau đó giải phóng một bazơ để phản ứng với các thành phần axit bao gồm hidro và nhôm.

Hầu hết các loại cây có thể phát triển trong đất hơi chua. Vì vậy, mục tiêu của việc bón vôi không phải tăng độ pH lên trung tính (7.0) mà chỉ để cải thiện độ pH của đất, sao cho phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cây trồng.

Loại vôi nào có thể cải thiện độ pH của đất?

Không phải loại vôi nào cũng có thể sử dụng để bón vào đất nhằm trung hòa độ chua của đất. Nếu bạn muốn tìm mua vôi để cải thiện độ pH có trong đất, hãy chọn một trong số những loại vôi dưới đây:

  • Calcium Oxide (CaO): vôi bột, vôi nung, vôi sống sử dụng cho đất phèn mặn độ pH < 4
  • Calcium Hydroxide  (Ca(OH)2): vôi tôi, vôi chết sử dụng cho đất phèn mặn độ pH < 4
  • Calcium Carbonate(CaCO3): đá vôi nghiền sử dụng cho đất có 5 < pH < 6
  • Calcium/ Magnesium Carbonate (CaCO3, MgCO3): đá dolomite nghiền sử dụng cho đất có 5 < pH < 6.
Hiện nay có nhiều loại vôi trên thị trường được dùng để cải thiện độ chua cho đất
Hiện nay có nhiều loại vôi trên thị trường được dùng để cải thiện độ chua cho đất

Lợi ích của việc sử dụng vôi đúng cách

Không chỉ đơn thuần giúp cải thiện độ pH trong đất, sử dụng vôi đúng cách trong trồng trọt còn mang đến những lợi ích tuyệt vời sau đây:

  • Rễ cây phát triển khỏe mạnh hơn vì chúng tiếp xúc với nhôm ít độc hại hơn. Rễ phát triển tốt hơn có thể tăng cường khả năng chịu hạn.
  • Vôi là một nguồn canxi và magie cần thiết cho cây trồng
  • Độ hòa tan chất dinh dưỡng được cải thiện bởi độ pH cao hơn, do đó cây có nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt hơn. (Độ pH tối ưu cho hầu hết các loại cây trồng là 5,8 đến 6,2)
  • Khả năng trao đổi cation (CEC) tăng giúp hạn chế sự xói mòn của các cation quan trọng, đặc biệt là kali
  • CEC đất tăng lên xảy ra, cũng như giảm sự rò rỉ của các cation cơ bản, đặc biệt là kali.
  • Độ pH tối ưu cho phép phân hủy một số chất diệt cỏ, tránh gây thiệt hại cho cây trồng luân canh.
  • Khử trùng và phòng trừ nấm bệnh cho cây trồng

Hướng dẫn cách sử dụng vôi đúng cách

Vôi bón với lượng thấp, bón không đúng cách, vôi không được trộn đều với đất thì hiệu quả cải tạo đất thấp. Ngược lại bón quá nhiều vôi làm đất bị chai cứng, khả năng giữ phân của đất cũng không tốt.

Lượng vôi bón và thời điểm bón cụ thể cho từng loại đất tuỳ thuộc vào độ chua của đất, thành phần cơ giới đất, cũng như đặc điểm các loại cây trồng.

Lượng vôi sử dụng cho từng loại đất sẽ khác nhau
Lượng vôi sử dụng cho từng loại đất sẽ khác nhau

Thời điểm

Với đất trồng lúa, bón theo chu kỳ:

Đất sét: 1 lần/ năm

Đất cát: 2 lần/ năm

Vườn cây chưa thu hoạch có thể bón bất cứ thời điểm nào

Vườn đang cho trái chỉ bón sau khi đã thu hoạch xong, kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác như tạo hình, cắt cành, bồi đắp mặt liếp, bón phân, phòng trừ sâu bệnh

Hướng dẫn bón vôi đúng cách

Rải đều vôi lên mặt đất/ liếp rồi cày, bừa hoặc dùng cào răng xới sâu 5 – 10cm để trộn đều vôi và tưới nước để vôi hoà tan trong nước

Không trộn vôi với bất kỳ loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu gì,… vì vôi sẽ mất tác dụng

Chỉ bón vôi trước và sau các loại phân bón ít nhất 7 ngày vì vôi có tính kiềm mạnh, có thể trung hoà nhiều chất hoá học

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây