Các Loại Cây Trà Được Trồng Phổ Biến Hiện Nay Tại Việt Nam

0
1761
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Các loại cây trà được trồng phổ biến hiện nay có phải là chủ đề mà bạn đang quan tâm? Cây trà hay cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất trà (trà – đừng nhầm với cây hoa trà). Tên gọi sinensis có nghĩa là “Trung Quốc” trong tiếng Latinh. Các danh pháp khoa học cũ còn có Thea bohea và Thea viridis. Để tìm hiểu rõ hơn về các loại cây trà ở Việt Nam, bạn đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của Agri.vn nhé!

Nội dung chính

Giống trà 1A

* Nguồn gốc

– Giống trà 1A được các tác giả: KS. Trần Thị Lư, GS. Đỗ Ngọc Quỹ Viện nghiên cứu trà Việt Nam chọn tạo từ quần thể trà Manipua năm 1969.

– Năm 1985 được Bộ nông nghiệp cho phép trồng khảo nghiệm

– Năm 1989 được công nhận giống quốc gia.

* Đặc điểm hình thái

– Cây thân gỗ, phân cành trung bình

– Giai đoạn cây con cây sinh trưởng trung bình, nhưng về sau cây sinh trưởng rất khỏe.

-Thế lá ngang, thuôn dài, lá có màu xanh vàng, mặt lá hơi tròn, mép lá gợn sóng.

– Tán rộng (1,0 – 1,4m), búp có trọng lượng 1 tôm 2 lá là 0,9g

* Năng suất

– Năng su ất thí nghiệm ở Phú Hộ cho thấy trà 3 – 8 tuổi có năng suất đạt 10,8 tấn búp/ha, cao hơn giống Trung du 34% và gần bằng giống trà PH1.

Cây trà cho năng suất tương đối cao
Cây trà cho năng suất tương đối cao  

* Chất lượng

– Giống trà 1A có hàm lượng tanin 34,8%, chất hòa tan 45%, hàm lượng đạm tổng số 4,7%, đường tổng số 16,3% và cafein tổng số 163,5 mg/g chất khô.

– Nguyên liệu dùng chế biến trà xanh có chất lượng cao

– Chế biến trà ô long và trà đen có chất lượng khá

Giống trà bát tiên

* Nguồn gốc: Nhập từ Trung Quốc

* Đặc điểm hình thái

– Thân tán bụi, tán hơi xòe

– Lá mỏng khá to (dài 10,5cm, rộng 5,5cm), có 8 đôi gân lá màu vàng hơi tím, thế lá rủ, mép gợn sóng, răng cưa nhỏ thưa,

– Búp màu xanh nhạt, non hơi phớt tím.

-Trọng lượng búp 1 tôm 2 lá là 0,52- 0,57g.

Trà bát tiên có phần búp non màu xanh hơi phớt tím
Trà bát tiên có phần búp non màu xanh hơi phớt tím

* Năng suất

– trà 8 tuổi trồng ở Tuyên Quang đạt 6 tấn/ha

– trà 4 tuổi tại Lạng Sơn năng suất đạt 5,5tấn/ha.

* Chất lượng

– trà bát tiên có hàm lượng tanin và chất hòa tan rất cao.

– Hàm lượng một số chất: A.amin tổng số 1,72%; Catechin tổng số 145mg/gck, Tanin 36,99%; Chất hòa tan 44,9%.

– Nguyên liệu thích hợp chế biến trà đen và trà ôlong

* Khả năng chống chịu

Chè bát tiên có khả năng chống sâu bệnh khá, chống hạn trung bình.

Giống trà LDP2

* Nguồn gốc

– Giống LDP1 là giống trà được chọn lọc từ hạt hữu tính năm 1981 tại Phú hộ, với mẹ là đại bạch trà (giống trà trung Quốc có chất lượng tốt) và bố là giống PH1 giống có năng suất cao.

* Đặc điểm hình thái

– Cây sinh trưởng khỏe, độ phân cành thấp, mật độ cành cấp 1 trung bình, khả năng phân cành cấp 2, 3, 4 mạnh.

– Lá hình thuôn dài, đầu lá nhọn đột ngột

– Mật độ búp trung bình

– Sớm cho năng suất búp cao

* Năng suất

– Giống trà LDP2 cho năng suất đại trà cao và ổn định đạt 8 – 10 tấn búp/ha

* Chất lượng

– Giống có hàm lượng tanin 31 – 33%, chất hòa tan 42 – 44%

– Nguyên liệu thích hợp cho chế biến trà đen

Đây là nguyên liệu thích hợp để chế biến trà đen
Đây là nguyên liệu thích hợp để chế biến trà đen

* Tính chống chịu

– Khả năng thích ứng rộng

– Chống chịu hạn và sâu bệnh tốt.

* Nhân giống

– Giống trà LDP2 dễ giâm cành và hệ số nhân giống cao

– Cây con sinh trưởng khỏe, tỷ lệ sống cao

Giống trà PH1

* Nguồn gốc

– Giống trà PH1 thuộc biến chủng Assamica được chọn lọc từ năm 1965, đến năm 1972 báo cáo nghiên cứu giống được hội đồng khoa học thông qua và được Bộ nông nghiệp cho phép khảo nghiệm.

– Năm 1985 giống trà PH1 được công nhận giống quốc gia và tập thể tác giả (Trần Thanh, Nguyễn Văn Niệm, Đỗ Ngọc Quỹ) được cấp bằng sáng chế.

* Đặc điểm hình thái

– Cây thân gỗ, to khỏe, nếu để sinh trưởng tự nhiên có thể cao tới 10m.

– Cây sinh trưởng khỏe, tán rộng, góc độ phân cành rộng, điểm phân cành thấp.

– Cành cấp I nhiều, phiến lá to, xanh đậm, mặt phiến lá nhẵn, phẳng, búp to (1g/búp), non lâu, mật độ ra búp dày, ra tập trung.

Cây trà sinh trưởng khỏe với phần tán rộng
Cây trà sinh trưởng khỏe với phần tán rộng

* Tính chống chịu

– Giống trà PH1 có khả năng thích ứng rộng, chịu mức độ thâm canh cao.

– Chống chịu sâu hại khá nhất là đối với rầy xanh.

– Khả năng chịu hạn khá do có bộ rễ khỏe, ăn sâu

– Giống PH1 hay bị bệnh thối búp do độ ẩm không khí.

Agri.vn mong rằng với nội dung bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm đôi chút về các loại cây trà được trồng phổ biến hiện nay. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây