Kỹ thuật cải tạo đất mặn

0
2001
kỹ thuật cải tạo đất mặn
kỹ thuật cải tạo đất mặn
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Kỹ thuật cải tạo đất mặn là một trong những chủ đề rất được bà con nông dân quan tâm hiện nay. Tình trạng này kéo dài khiến nhà vườn không thể khai thác, tận dụng và phát triển tối đa tiềm năng của đất cho nông nghiệp. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng nông phẩm đến tay người tiêu dùng. Vậy, có những kỹ thuật cải tạo đất mặn đơn giản, hiệu quả nào? Hãy cùng agri.vn chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này mọi người nhé!

Nội dung chính

Các kỹ thuật cải tạo đất mặn hiệu quả cho nhà vườn

Biện pháp canh tác đất mặn

Thủy lợi

kỹ thuật cải tạo đất mặn 1
Thủy lợi

Một trong số những kỹ thuật cải tạo đất mặn đạt hiệu quả tốt nhất đó là thủy lợi. Từ xưa đến nay, thủy lợi luôn là yếu tố quan trọng gắn liền với sự phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà. Việc áp dụng thủy lợi sẽ giúp công tác rửa mặt đất trồng diễn ra thuận lợi và có chất lượng cao.

Thành phần của đất mặn chủ yếu là các muối hòa tan như là Ca, Mg, chloride,… Chính vì thế mà chúng sẽ dễ dàng bị rửa trôi mà không khiến cho độ pH tăng lên quá nhiều. Chỉ cần bị rửa cùng với nước thủy lợi ngọt, nước mưa mà trong đó có chứa một hàm lượng Na nhỏ là thành công ròi đấy.

Mọi người nên tiến hành đưa nước ngọt vào trong công tác rửa mặt. Công tác này khá đơn giản mà thôi. Ta hãy dẫn nước ngọt vào đất canh tác hay ruộng. Sau đó thì thực hiện cày, bừa và sục bùn để cho các muối bên trong được hòa tan. Cuối cùng là ngâm ruộng rồi tháo nước ra các mương, kênh, sông là được.

Cày sâu

Một biện pháp trong kỹ thuật canh tác đất mặn không thể thiếu đó là cày sâu. Việc này sẽ giúp đưa các chất CaSO4 và CaCO3 ở trong các lớp đất sâu lên trên bề mặt của đất trồng. Đồng thời còn cày phá đáy giúp tầng đề cày trở nên tơi xốp hơn.

Có thể nói đây là một kỹ thuật cải tạo đất mặn thường được áp dụng nhiều và phổ biến nhất. Đặc biệt là trong điều kiện khô hạn hay bán khô bạn.

Biệp pháp luân canh

Một kỹ thuật cải tạo đất mặn mang tính chất riêng biệt, đặc thù nhất có lẽ là biện pháp luân canh. Đối với đất canh tác ở nước ta thì có lẽ đây là biện pháp giúp bà con thích nghi sản xuất quan trọng nhất trong điều kiện ứng phó với sự biến đổi của khí hậu. Hơn nữa còn xâm nhập mặn kéo dài.

Riêng với công tác trồng lúa nước, đã có rất nhiều tỉnh và địa phương đã sẵn sàng đưa ra các phương án giảm diện tích lúa về còn khoảng từ 2 – 3 vụ trên 1 năm sang trồng lúa 1 vụ luân canh. Đồng thời kết hợp cùng với nuôi trồng các loại thủy hải sản và nuôi tôm. Phương án này sẽ được thực hiện trong một thời gian dài mà đất trồng bị nhiễm mặn.

Biện pháp sinh học

kỹ thuật cải tạo đất mặn 2
Cải tạo đất mặn bằng biện pháp sinh học

Kỹ thuật cải tạo đất mặn bằng biện pháp sinh học ở đây là gì? Nghe có vẻ hơi khó hiểu nhưng thực chất đó là việc tuyển chọn cũng như lai tạo nên các giống cây có khả năng chịu mặn thật tốt. Đồng thời cần phải xác định được đa dạng các đối tượng cây trồng với khả năng chịu mặn khác nhau, sao cho chúng phù hợp với từng giai đoạn cải tạo đất. Hơn nữa phải phù hợp với từng vùng canh tác, hệ thống canh tác ở địa phương.

Một ví dụ cụ thể, thiết thực cho bà con nông dân đó là:

  • Chọn lọc những giống mía có thể chịu mặn để trồng ở vùng Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng (2015). Điều này đã khiến cho đất trồng bị mặn xâm nhập cực mạnh gây ra những thiệt hại to lớn, nặng nề.
  • Chọn lọc những giống lúa có khả năng chịu mặn đối với những vùng sản xuất dễ bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn cho cả những vùng lúa tôm nữa.

Biện pháp hóa học

Cho những ai chưa biết thì trong thành phần của đất mặn, ion Na+ đóng một vai trò hết sức quan trọng và thiết yếu. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối tan như là Na2SO4, NaHCO3 hay là NaCl. Và một điều quan trọng hơn, ion này ở dạng trao đổi hấp thụ ở trên bề mặt của keo đất.

Vậy thì ion Na+ này sẽ gây ra những điều gì? Chúng sẽ tạo nên một số tính chất đặc biệt, ảnh hưởng tiêu cực về mặt hóa – lí – sinh. Và đây chính là nguyên nhân cơ bản trong kỹ thuật cải tạo đất mặn bằng biện pháp hóa học đấy nhé. Một điều chắc chắn mà bà con nông dân cần thực hiện đó là loại trừ lượng ion Na+ này ra khỏi dung dịch đất trồng. Đồng thời loại bỏ khỏi keo đất bằng việc thay thế chúng bằng ion Ca 2+

Để làm tốt điều đó, nhà vườn hãy sử dụng vôi bột nông nghiệp. Lưu ý là lượng vôi bột được bón nhằm cải tạo đất mặn cần phải tùy thuộc vào từng đối tượng cây trồng. Hơn nữa phải xem xét vào thành phần cơ giới của đất là nặng hay nhẹ.

Trong trường hợp đất cực mặn thì ta nên kết hợp cùng với chua hoặc phèn. Khi độ pH nhỏ hơn 3.5 thì nhà vườn chỉ nên bón từ 2 – 5 tấn CaO trên 1 ha đất mặn mà thôi. Khi độ pH thuộc mức 3.5 – 4.5 thì giảm chỉ còn 1 – 2 tấn trên 1 ha đất mặn. Cuối cùng, độ pH đạt mức 4.5 – 5.5 thì ta lại tiếp tục giảm chỉ còn 0.5 – 1 tấn trên 1 ha đất nhé.

Kết luận

Và trên đây là những chia sẻ của agri.vn về các kỹ thuật cải tạo đất mặn đạt hiệu quả cao. Với kinh nghiệm làm vườn lâu năm, chúng tôi cam kết những phương pháp này là hoàn toàn đúng đắn và khoa học. Mọi người hãy tham khảo và áp dụng để thu được chất lượng nông sản tuyệt vời nhất!

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây