Kỹ thuật trồng chuối già Nam Mỹ đem lại thu nhập gấp 10 lần trồng lúa

0
4766
kỹ thuật trồng chuối già Nam Mỹ
kỹ thuật trồng chuối già Nam Mỹ
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chuối già Nam Mỹ là một giống chuối lạ, có nguồn gốc từ Nam Mỹ và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cùng với khả năng sinh trưởng tốt kể cả trên đất phèn mặn. Đây là giống chuối cấy mô nên có ưu điểm sạch bệnh, ít đổ ngã và kháng bệnh tốt, cũng đồng thời thu hoạch đồng bộ khi đến mùa vụ. Để bà con có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thì hãy cùng Agri.vn tìm hiểu về kỹ thuật trồng chuối già Nam Mỹ ngay dưới đây.

Nội dung chính

Chọn đất trồng

Đất phù sa
Đất phù sa

Chuối già Nam Mỹ có thể trồng trên rất nhiều loại đất, nhưng tốt nhất vẫn nên trồng trên đất phù sa tầng mặt dày, đất sạch cỏ, tơi xốp, giữ ẩm, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng và phải thoát nước tốt để tránh ngập úng. Lớp đất mặt dày quá 0.75 m để rễ dễ phát triển, hàm lượng sét và khả năng trao đổi cation của đất ở mức trung bình khá. Cây chuối già Nam Mỹ có thể chịu được độ pH đất trong khoảng từ 5.0-7.0, nếu đất có độ chua hoặc kiềm quá cao có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả, từ đó năng suất cũng giảm.

Đào hố để trồng: kích thước 40 x 40 x 50cm. Tiếp theo bón phân chuồng hoai mục vào ủ 3 tháng trước khi đưa cây vào trồng. Mật độ trồng phù hợp nhất là 200 cây/1000m2.

Chọn giống và cách trồng chuối già Nam Mỹ

Cần chọn những cây chuối cấy mô có chiều cao khoảng 30-40cm, đường kính của thân từ 1.5-2cm, có 6-8 lá, khỏe mạnh.

Lưu ý khi đem trồng chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh lúc trời nắng gắt. Đặt cây con xuống hố với thao tác nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến bộ rễ của cây chuối già Nam Mỹ. Mặt bầu đặt thấp hơn mặt đất 5 – 10cm và đắp mô hơi cao lên mục đích tránh hiện tượng trồi gốc sau khi lớn hơn. Cây mới đặt xuống phải có cọc cố định để không bị gió quật ngã.

Cách chăm sóc chuối già Nam Mỹ

Bón phân

Chuối già Nam Mỹ có nhu cầu dinh dưỡng khá cao, đặc biệt là lượng phân kali, đạm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thời gian sinh trưởng, năng suất quả cũng như phẩm chất, khả năng vận chuyển và cất giữ quả.

Thời gian và cách bón phân cho chuối già Nam Mỹ có thể chia làm các đợt sau:

+ Bón trước khi trồng: Bón phân trùn quế + 1/2 phân lân + 1/4 kali.

+ Bón lần 2: khoảng sau khi trồng 2 tháng thì bón 1/4 đạm, 1/2 kali, bón nông và xới nhẹ trên mặt kết hợp với ủ gốc cho cây.

+ Bón lần 3: Bón 1/4 đạm, 1/4 lân và 1/4 kali.

Tưới nước và quản lý cỏ dại:

Trong vòng 3 tháng đầu tiên, khi cây chuối già Nam Mỹ còn nhỏ thì nên tưới 1lần/ngày, khoảng thời gian về sau thì tưới 2 lần/ 1 tuần. Kết hợp tưới nước và bón phân đầy đủ.

Làm sạch bằng tay xung quanh gốc cây chuối 1 – 1,5 tháng/lần với bán kính từ 0,5 -1m. Nhớ phải làm cỏ trước khi bón phân, không sử dụng thuốc hoá học để diệt cỏ.

Tỉa mầm

Chỉ nên để 2 – 3 chồi con trên một cây mẹ, còn lại thì tỉa bỏ bớt. Chọn giữ lại các chồi mọc khoẻ mạnh, cách gốc 10 – 20cm, cách nhau bốn tháng. Sau thời gian 4 tháng thì để thêm 01 chồi nữa. Chọn chồi con cách xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối.

Thu hoạch chuối già lùn Nam mỹ

Thu hoạch chuối già Nam Mỹ
Thu hoạch chuối già Nam Mỹ

Tầm 7 – 8 tháng chuối bắt đầu trổ buồng, đến 11 – 12 tháng sẵn sàng thu hoạch lứa đầu tiên. Thu hoạch bằng cách đốn cả cây chuối già Nam Mỹ, rồi cắt buồng, chia ra từng nải và cuối cùng vận chuyển đến chỗ tiêu thụ. Chú ý thao tác phải nhẹ nhàng, thu hoạch lúc chuối đã già, không để chuối chín rồi mới thu hoạch vì rất dễ bị hư dập.

Xem thêm tại:

Hướng dẫn kỹ thuật trồng chuối lùn đạt hiệu quả cao 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây