Dưa gang là loại cây ăn quả khá dễ trồng và có thể trồng được quanh năm, thành phẩm thơm ngon, ngọt mát. Không cần nhiều diện tích đất mà đôi khi chỉ với sân thượng hoặc thùng xốp, xô chậu thì bạn cũng có thể trồng được loại cây này. Hãy cùng Agri.vn tìm hiểu về cách trồng dưa gang cực đơn giản tại nhà ngay dưới đây.
Chuẩn bị cho gieo trồng
Hạt giống
Theo cách trồng dưa gang tốt nhất, hạt giống nên mua ở những cơ sở bán uy tín để đảm bảo chất lượng. Mua về thì ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 4 – 5 tiếng, sau đó tiếp tục mang hạt ủ vào khăn ẩm trong vòng 1 ngày để hạt nứt nhanh.
Dụng cụ trồng
Đất trồng
Gieo hạt và cấy cây con
Gieo hạt theo cách trồng dưa gang tại nhà
Cho hạt dưa gang đã ngâm vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên phía trên, để bầu ươm ở chỗ râm mát và nhớ tưới nước giữ ẩm cho hạt. Trong cách trồng dưa gang tốt nhất, đất để ươm hạt thì nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây con phát triển khỏe mạnh. Ở giai đoạn này, bạn không nên tưới nước quá nhiều nếu không hạt sẽ bị úng và không nảy mầm.
Sau thời gian 2 ngày ươm giống cây đã bắt đầu nảy mầm. Khi đó bạn chỉ cần tưới nước với lượng nước vừa phải để cây phát triển. Sau khoảng 8 – 10 ngày cây sẽ bắt đầu cho 2 – 3 lá.
Cấy cây con theo cách trồng dưa gang tại nhà
Đào hố đất sâu, nhẹ nhàng nhấc cây dưa gang con ra, rạch bao ni-lông một đường rồi đặt bầu ươm hạt vào lỗ đục sẵn rồi vùi kín bầu cây dưới đất sao cho thật chặt gốc. Cuối cùng phủ rơm rạ, gỗ mùn hoặc cỏ khô xung quanh gốc cây để giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.
Chăm sóc dưa gang
Tưới nước
Theo cách trồng dưa gang phải lưu ý tưới nước cho cây mỗi ngày, đặc biệt ở giai đoạn dưa bắt đầu ra hoa và nuôi trái cây rất cần nước. Tuy nhiên bước vào thời điểm khi trái dưa gang lớn đến thời điểm chín thì hạn chế tưới nước, nếu nếu tưới quá nhiều nước trong giai đoạn này dễ làm dưa bị thối, chất lượng dưa không ngon lại còn tốn kém chi phí.
Bón phân
Khoảng khi trồng 15 ngày cần tiến hành bón gốc cho cây dưa gang bằng phân chuồng ủ hoại, tốt nhất phân bò. Bón thêm tiếp 2 lần cách nhau 20 ngày từ lần bón trước.
Nếu dưa gang bị bón quá nhiều phân hóa học thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quả, vì vậy nên hạn chế dùng phân bón hóa học.
Sâu bệnh
Lá héo, úa vàng là một loại bệnh rất nguy hiểm do nấm Fusarium oxysporum f.sp. melonis gây ra. Để đối phó với các loại bệnh này cần chọn những giống dưa gang có tính chống bệnh khỏe.
Bệnh bột trắng Sphaerothoca fuliginae và Erysiphe cichoracearum trên dưa gang có thể phòng trừ và tiêu diệt bằng các loại thuốc diệt nấm, hoặc có thể trồng một số dòng lai F1 kháng nấm.
Ở những vùng khí hậu nóng ẩm, mốc lông tơ là bệnh rất nguy hiểm đối với dưa gang, có thể sử dụng thuốc diệt nấm để phòng trừ.
Ngoài ra còn có các bệnh rỉ dịch nhựa trên cây ,bệnh muội than Glomerella cingulata bệnh đốm lá và vi khuẩn gây thối rễ cũng thường xuất hiện.
Thu hoạch theo cách trồng dưa gang chuẩn nhất
Theo cách trồng dưa gang xưa nay của nông dân ta, nếu chăm sóc tốt cho cây, khoảng hơn 2 tháng sau gieo trồng cây đã có thể cho thu hoạch những quả ngon ngọt. Nên thu hoạch khi quả vẫn còn xanh, nếu ngả vàng là lúc quả đã già và có nguy cơ bị hỏng cao. Sau khi thu hoạch xong nên xử lý lại đất trồng rồi tiếp tục trồng các loại rau quả khác để tăng thu nhập kinh tế.
Xem thêm tại: Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính đang thịnh hành ở nước ta