Kỹ thuật trồng ổi nữ hoàng cho trái to, chín mọng

0
3077
Trồng ổi nữ hoàng
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Ổi nữ hoàng là giống ổi mới nhưng trái to, ngọt và chứa nhiều khoáng chất. Có nhiều địa phương tại nước ta đã trồng thử nghiệm ổi nữ hoàng và thu hoạch được. Tuy nhiên, nếu như bạn không áp dụng đúng kỹ thuật trồng ổi nữ hoàng, năng suất sẽ không tối ưu nhất. Vì vậy, bạn cần xem qua bài viết sau để giúp vườn ổi nữ hoàng của mình trái to, năng suất cao nhé.

Giai đoạn đầu tiên và đặt nền móng cho cây phát triển chính là làm đất. Bước này khá quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.

Kỹ thuật trồng ổi nữ hoàng cho trái to, năng suất cao
Kỹ thuật trồng ổi nữ hoàng cho trái to, năng suất cao
  1. Nội dung chính

    Giai đoạn chuẩn bị đất trồng ổi

Ổi nữ hoàng ưa đất khô, ẩm. Vì vậy nếu khu vực đất thấp, bạn nên vun đất thành mô với độ cao 30cm và rộng 60cm để tránh ngập úng.

Mỗi năm bồi đất 2 lần để cây sinh trưởng tốt đồng thời bón phân lót trong hố. Kỹ thuật đào hố trồng ổi khá quan trọng, bạn nên đào hố trồng với diện tích 40x40x40 cm. Kèm với đó bón lót phân vôi và 500g phân lân để cây nhanh tạo rễ. Sau khi trồng cây được 1 tuần thì bón khoảng 10kg phân chuồng.

  1. Khoảng cách trồng ổi nữ hoàng

Khi bắt đầu trồng ổi nữ hoàng, bạn nên tìm hiểu về khoảng cách giữa các cây. Tối ưu nhất mỗi cây cách nhau khoảng 2m. Không nên để trống đất nhiều quá sẽ khiến cỏ mọc lên và giảm năng suất.

Giai đoạn đầu, cây ổi còn nhỏ, bạn có thể tận dụng trồng thêm các loại cây ngắn ngày khác như ngô, lạc,…

  1. Cây giống ổi nữ hoàng

Sau khi làm đất xong, khâu chọn giống cũng rất quan trọng. Bạn nên tìm mua những cây giống tốt, không bị sâu bệnh từ các vườn ươm uy tín. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự nhân giống bằng cách giâm cành, ghép cành. Đặc biệt, cần lưu ý đến chất lượng cây để vườn ổi mọc đồng đều.

Cây giống hiện nay được bán nhiều tại các vườn ươm

Ngay sau khi tìm mua giống xong, bạn trồng cây vào các hố đã được đào từ trước. Sau đây là kỹ thuật trồng ổi nữ hoàng.

  1. Kỹ thuật trồng ổi nữ hoàng tối ưu

Dùng cây giống sau khi được loại bỏ bọc đất, cho cây vào hố đã đào sẳn rồi lấp đất ngang bằng mặt đất. Bạn có thể cố định cây bằng cách cắm một gọc gỗ hoặc tre thẳng đứng. Phần gốc có thể ủ bằng rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm và tránh bị lay gốc.

Tiếp theo, bà con nên thường xuyên tưới nước để tạo độ ẩm cho cây và giúp rễ phát triển. Nếu nắng gắt có thể che bằng lưới hoặc bạt để giúp cây giữ nước.

 

Kỹ thuật trồng ổi nữ hoàng tối ưu nhất

Sau khi trồng cây xong, bạn chờ trong khoảng từ 10 – 15 ngày để cây chặt gốc rồi tiến hành bón phân. Phân bón sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn và cho trái nhiều sau này. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu để bón phân đúng cách và đúng thời điểm nhằm giúp cây phát triển khỏe mạnh.

  1. Kỹ thuật bón phân cho ổi nữ hoàng

Trong năm đầu tiên trồng ổi, chúng ta sử dụng phân NPK là chính. Bạn bón phân NPK theo tỷ lệ 12 – 15- 18 với số lượng từ 100g mỗi gốc.

Vào năm thứ 2 khi ổi đã phát triển tốt, bạn chia ra 3 tháng bón một lần. Vẫn sử dụng phân NPK nhưng tăng gấp đôi lượng phân. Ngoài ra kết hợp với 100g Amon Sunphat cho mỗi gốc.

Đến năm thứ 3, lúc này ổi đã cho thu hoạch nhiều đợt và cây phát triển nhiều nhánh, bạn nên tăng liều lượng NPK lên 300g mỗi gốc, đồng thời bón thêm 50g Magie Sunphat và 150g Amon Sunphat.

Những năm sau đó, khi ổi đã phát triển tối ưu, bạn có thể tính toán tăng thêm lượng phân hoặc duy trì như năm thứ 3 để giúp sản lượng thu hoạch tối ưu nhất.

Lưu ý: Trước mỗi đợt ra hoa của cây, bà con nên bón thêm nhiều đạm để giúp ổi ra hoa nhiều hơn. Thường thì trong năm thứ 3 người dân có thể thu hoạch ổi với sản lượng từ 30 – 50 tấn/ha.

  1. Những lưu ý khi trồng ổi nữ hoàng

Mặc dù ổi nữ hoàng là loại cây dễ trồng, sống khỏe, tuy nhiên, khi sử dụng biện pháp thâm canh, ghép cành, các cây ổi dễ dàng bị sâu bệnh tấn công. Đặc biệt là vào mùa mưa, cây dễ bị sâu bệnh nhất. Lúc này bạn nên diệt trừ cỏ dại đồng thời cắt tỉa cành và tìm hiểu về các loại sâu bệnh để diệt trừ. Sau đây là các loại sâu bệnh phổ biến trên cây ổi nữ hoàng:

  • Các loại sâu bệnh, rệp sáp,… Bạn dùng Supracide, trebon hoặc Applaud Mip để diệt trừ.
  • Ruồi đụt trái có thể bị tiêu diệt bằng chất dẫn dụ Viziubon D. Đồng thời nên bọc trái bằng nylon để phòng tránh ruồi đẻ trứng.
  • Bệnh thán thư cũng hay xuất hiện ở trái ổi. Chúng tạo thành nhiều mụn đen trên quả ổi và khiến cành bị chết khô. Bạn có thể trị thán thư bằng Antrocol 0,2% hoặc Mancozeb 0,2%.
  • Bệnh thối trái cũng hay gặp ở ổi nữ hoàng. Nếu không phòng chống, chúng sẽ lan rộng các đốm nâu khiến trái bị hỏng, có mùi hôi. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa, khi độ ẩm lên cao. Cách phòng chống hữu hiệu nhất là dùng thuốc Anvil, Aliette hoặc Bavistin,…

Ngoài ra, khâu vệ sinh vườn, làm cỏ và cắt tỉa cành cũng khá quan trọng. Điều này giúp cho vườn ổi thông thoáng, tránh ẩm mốc để sâu bệnh phát triển.

Ổi nữ hoàng nếu trồng đúng kỹ thuật sẽ cho trái to, mọng chín

  1. Quá trình thu hoạch ổi nữ hoàng

Từ khi đậu trái, ổi nữ hoàng có thể thu hoạch sau 3 tháng. Bạn có thể hái ổi mỗi tuần và tập trung vào mùa Đông và mùa xuân. Nếu như cung cấp đủ lượng nước tưới và bón phân kỹ lưỡng, người dân có thể thu hoạch ổi quanh năm. Điều kiện lý tưởng nhất để trồng ổi nữ hoàng là nhiệt độ từ 15 – 30 độ C.

Các bạn vừa xem qua kỹ thuật trồng ổi nữ hoàng mà Agri chia sẻ. Các kiến thức trên được chúng tôi tổng hợp được từ nhiều nguồn. Mong rằng khi áp dụng, bà con sẽ có vườn ổi nữ hoàng chín mọng, năng suất cao.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây