Bệnh Cháy Lá Lúa – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trừ 

0
1538
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Bệnh cháy lá lúa – Bệnh đạo ôn là tác nhân quan trọng gây bệnh cho lúa từ thời kì mạ đến giai đoạn lúa trổ. Bệnh gây hại trên lá, đốt thân, cổ gié, cổ bông của cây lúa. Nguyên nhân và các phòng trừ bệnh sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể trong bài viết này!

Nội dung chính

Nguyên nhân gây bệnh cháy lá lúa

Nguyên nhân gây bệnh do nấm Pirycularia Oryzea Cav gây hại. Trong điều kiện ẩm độ cao, số bào tử mọc ra rất nhiều và gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ nấm sẽ xâm nhập vào cây, nấm tiết ra một số độc tố kìm hãm hô hấp và sinh trưởng của cây lúa.

Nguyên nhân gây bệnh cháy lá lúa thường là do nấm Pirycularia Oryzea Cav
Nguyên nhân gây bệnh cháy lá lúa thường là do nấm Pirycularia Oryzea Cav 

Nhiệt độ và ẩm độ thích hợp để bệnh đạo ôn phát triển : 20 – 30 oC, ẩm độ > 80%. Trong vụ Đông Xuân, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao sẽ dễ phát sinh thành dịch, trời âm u, có mưa phùn, sương mù liên tục trong nhiều ngày là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn lây lan, phát triển và gây hại nặng. Những chân ruộng có mật độ gieo sạ dày và bón thừa phân đạm , dễ bị nhiễm bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây như lá, cổ lá, đốt thân, cổ bông,.

  • Trên lá lúa

Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt (hay gọi xanh dọt dầu loang). Về sau vết bệnh lớn dần có hình thoi, rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu, ở giữa vết bệnh màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau làm cho lá bị cháy, nơi bị nhiễm nặng có thể bị cháy trụi hoàn toàn, bộ rễ bị thối và lúa không hồi phục.

  • Trên đốt thân

Vết bệnh màu nâu bao quanh đốt thân làm đốt khô, teo lại. Các đốt thân gần gốc bị mục ra làm cho gốc bị gãy đổ.

  • Cổ bông, cổ gié

Vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen đoạn cổ giáp tai lá về sau lớn dần làm cổ bông héo, bông lúa trắng hoặc lép lửng.

Mọi bộ phân trên cây lúa đều có thể bị nhiễm bệnh 
Mọi bộ phân trên cây lúa đều có thể bị nhiễm bệnh 
  • Trên hạt

Vết bệnh không định hình, có màu nâu xám. Nấm đen ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn truyền bệnh sang vụ khác

Biện pháp phòng trừ

– Phát hiện và áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) để phòng trừ bệnh đạo ôn mang lại hiệu quả cao :

+ Dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại mang mầm bệnh trên đồng ruộng; gieo cấy các giống kháng hoặc chống chịu với bệnh đạo ôn

+ Xử lý giống ở nhiệt độ 540C (3 sôi, 2 lạnh) trong 10 phút.

+Gieo cấy với mật độ vừa phải, bón phân với tỉ lệ cân đối giữa phân chuồng và N:P:K, bón tập trung nặng đầu, nhẹ cuối (theo bảng so màu lá lúa) . Khi bị bệnh đạo ôn không để ruộng khô hạn, không bón phân đạm, không phun các loại phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng.

+ Phun thuốc Binhtryzol 75WP của Công ty AA khi bệnh đạo ôn mới xuất hiện, bệnh nặng cần  phun lại lần 2, cách lần 1 từ 7-10 ngày . Liều lượng sử dụng Binhtryzol 75WP.

Bà con nên thường xuyên kiểm tra ruộng để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời
Bà con nên thường xuyên kiểm tra ruộng để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời

Agri.vn rất mong rằng với nội dung bài viết này, bà con nông dân sẽ hiểu rõ hơn về bệnh cháy lá lúa. Về những thông tin nông nghiệp khác, bà con có thể trực tiếp theo dõi website Agri.vn để cập nhật thường xuyên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây