Bệnh trên cá mú – bắt bệnh và phòng trị

0
4403
Phòng bệnh cho cá mú
Phòng bệnh cho cá mú
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá mú đạt năng suất cao hay không phù thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phòng ngừa và điều trị bệnh trên cá. Hãy cùng agri bắt bệnh cho cá mú để tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục kịp thời nhé!

Nội dung chính

Nguyên nhân cá mú bị bệnh?

Phòng bệnh cho cá mú
Phòng bệnh cho cá mú

Mỗi bệnh đều có nguyên nhân riêng nhưng nhìn chung mắc phải những lỗi lầm này đều khiến cá mú dễ bị bệnh:

  • Nuôi với mật độ dày
  • Chọn con giống không đảm bảo, mang sẵn mầm bệnh trong người
  • Thức ăn bị ôi thiu, không rửa sạch, thức ăn có dinh dưỡng không đảm bảo
  • Không cải tạo ao, xử lý lồng lưới nuôi cá kĩ càng
  • Môi trường, thời tiết thay đổi đột ngột

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cho cá mú?

Chăm sóc cá mú
Hãy luôn chăm sóc để cá mú luôn khỏe mạnh

Hãy thực hiện công tác phòng bệnh cho cá, đừng để lúc bị bệnh rồi mới chữa trị rất tốn thời gian cũng như chi phí. Để phòng ngừa bệnh tốt, ta phải:

  • Xử lý ao, lồng thật kĩ trước khi thả cá
  • Đặt ao, lồng nuôi ở nơi có nguồn nước sạch
  • Thường xuyên cải tạo ao, lồng nuôi cá
  • Thức ăn tươi sống phải được rửa sạch
  • Chọn giống cá khỏe mạnh và không mang mầm bệnh
  • Nếu nuôi bằng ao phải định kì thay nước cho cá, nuôi bằng lưới phải vệ sinh thay lưới
  • Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của cá

Nếu phát hiện cá mú có những dấu hiệu lạ thì phải theo dõi, cách ly và trị bệnh ngay. Có 4 phương pháp trị bệnh thường gặp là:

  • Phương pháp tắm thuốc: đây là phương pháp phổ biến nhất
  • Phương pháp tiêm thuốc: ít được thực hiện với cá nuôi trong ao mà chỉ thực hiện với những loài cá quý hiếm
  • Phương pháp ngâm thuốc: áp dụng trong ao nuôi có diện tích lớn
  • Phương pháp uống: phương pháp này không nên sử dụng khi cá mắc các bệnh làm giảm khả năng bắt mồi

Các bệnh thường gặp ở cá mú

Bệnh do virus

Dấu hiệu

Cá mú bị bệnh đốm đỏ
Hình ảnh cá mú bị bệnh thường gặp

Màu của thân cá trở nên tối đi, cá mú bơi kiểu xoay, thỉnh thoảng ngoi lên đớp không khí ở mặt nước. Dẫn đến hậu quả cá chết nhiều nếu không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân

Do thời tiết thay đổi, sốc độ mặn và nhiệt độ trong nước. Cá mú có thể mắc bệnh này do di truyền từ bố mẹ hoặc do dinh dưỡng trong thức ăn không đảm bảo.

Ngăn ngừa, điều trị

Chọn cá giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh. Đồng thời trước khi nuôi cá mú nên xử lý, cải tạo tốt ao đất và lồng lưới. Công tác vận chuyển phải đảm bảo.

Bệnh do vi khuẩn

Dấu hiệu

Bệnh này rất dễ nhận biết, cá có dấu hiệu bị thối rữa vây, xuất huyết dưới da, có khối u, thân cá đậm màu, mắt đục và lồi có xuất huyết hoặc không. Hậu quả là cá chết ở đáy.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh do vi khuẩn ở cá mú trong đó có: nuôi mật độ cao, do bị nhiễm ký sinh trùng, do ô nhiễm chất hữu cơ từ nước bị bẩn, do cá bị thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Phòng ngừa, điều trị

Điều trị bằng cách tắm nhanh băngg formaline và idonine hoặc tắm cá mú trong nước ngọt 15 phút.

Bệnh đốm đỏ

Dấu hiệu

Cá mú xuất hiện nhiều đốm đỏ rỉ máu và các chất nhờn, hậu môn sưng to, cá rụng vảy và chết ngay sau đó.

Nguyên nhân

Cá mú bị bệnh đốm đỏ do vi khuẩn thuộc nhóm Pseudomonas gây ra, do nước có oxy hòa tan thấp, cá thiếu dinh dưỡng, nuôi mật độ quá dày.

Phòng ngừa, điều trị

Giảm mật độ nuôi, duy trì chất lượng nước trong ao, đảm bảo dinh dưỡng cho cá luôn đầy đủ, trộn vitamin vào thức ăn tăng sức đề kháng.

Tắm cá bằng Oxytetracyclin với liều lượng 10g/m3 trong 5 – 10 phút liên tục 3 ngày hoặc rửa sạch vết thương bằng dung dịch thuốc tím 10ppm sau đó bôi thuốc mỡ lên vết thương.

Bệnh hoại tử thần kinh

Dấu hiệu

Cá mú có triệu chứng thân sẫm màu, bơi mất phương hướng, khi bệnh nặng thì cá mú nổi lên mặt nước hoặc chìm xuống đáy.

Nguyên nhân

Do virus VNN gây nên.

Phòng ngừa, điều trị

Bệnh này chưa có thuốc điều trị, phòng bệnh là chủ yếu. Cần cho cá mú ăn đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp vitamin tăng sức đề khác, giữ cho môi trường nuôi cá luôn sạch sẽ.

Ngoài ra cá mú còn mắc các bệnh như bệnh lở loét, bệnh do giun sán, bệnh do Dinoflagellata, bệnh nấm thủy mi… Chính vì vậy cần thực hiện công tác phòng bệnh chung cho cá mú để cá luôn khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh cho cá 

Thuốc kháng sinh tuy có hiệu quả nhưng không nên lạm dụng quá nhiều vì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Chính vì vậy không nên sử dụng bừa bãi, trừ khi rất cần thiết và cá bệnh quá nặng tránh tích tụ độc tố trong cá ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Nên nhớ kháng sinh chỉ điều trị được các bệnh do nhiễm khuẩn mà thôi.

Phải sử dụng kháng sinh đúng liều lượng, các nguyên tắc của chuyên gia, không sử dụng các loại kháng sinh bị cấm. Khi trộn kháng sinh vào thức ăn của cá, lưu ý thức ăn phải sạch, mới, không được trộn vào thức ăn nguội.

Xem thêm: Các loại bệnh trên cá rô phi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây