Dinh dưỡng đối với cây trồng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay ngộ độc dinh dưỡng ở cây đang là một vấn nạn của nhà nông. Trong đó số đó cây bị ngộ độc đạm là chủ yếu. Hãy cùng với Agri.vn cùng tìm hiểu về vấn nạn này, cách xử lý khi cây bị ngộ độc đạm.
Đạm có vai trò quan trọng đối với cây trồng
Phân đạm có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, đặc biệt là các loại cây lấy rau. Phân đạm có thành phần chứa nitơ và độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong phân.
Đạm có trong thành phần của tất cả các loại protein từ đơn giản đến phức tạp. Nó còn là thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào thực vật và tham gia vào cấu trúc của axit nucleic. Bên cạnh đó, trong chất diệp lục, đạm cũng là yếu tố không thể thiếu. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây xanh.
Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và trao đổi chất ở thực vật. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, giúp phát triển chồi, cành và lá, cho nhiều hạt, củ hoặc quả. Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+.
Trong tự nhiên, phân đạm tồn tại các hợp chất hữu cơ bị phân hủy bởi các vi sinh vật từ xác của động vật và thực vật. Trong công nghiệp, phân đạm được sản xuất bằng khí thiên nhiên hoặc than đá. Một số loại phân đạm thường dùng: phân đạm amoni, phân đạm nitrat và ure.
Khi cây bị thiếu đạm cây sẽ xuất hiện các biểu hiện sau: cây còi cọc, toàn thân và lá cây bị vàng, khả năng sinh trưởng và kháng sâu bệnh của cây kém… Ngược lại, khi cung cấp lượng đạm quá mức hấp thu của cây cũng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cây.
Ở mức độ nhẹ, cây phát triển nhanh hơn mức bình thường, ra nhiều nhánh, cây bị yếu nên dễ đổ gãy, làm chậm quá trình ra hoa và kết quả. Ở mức độ nặng hơn, cây có thể bị ngộ độc đạm dẫn tới khả năng sống của cây thấp.
Biểu hiện của cây trồng khi bị ngộ độc đạm
Cây bị ngộ độc đạm là hiện tượng cây sau khi bổ sung đạm có các biểu hiện bệnh lý do lượng đạm bổ sung cho cây quá mức hấp thụ hoặc lượng đạm đó được bón không đúng thời điểm làm thay đổi hệ các chất có trong đất và thực vật.
Trên thực tế, khi bón đạm cho cây, cây chỉ sử dụng khoảng từ 40 -45%. Phần còn lại sẽ bị thất thoát qua quá trình bay hơi và bị giữ lại trên bề mặt đất. Khi bổ sung lượng đạm quá nhiều so với ngưỡng chịu đựng của cây, sẽ dẫn đến cây bị ngộ độc đạm.
Khi bón đạm xuống rễ cây trực tiếp hấp thu lượng đạm này. Đối với cây trồng, rễ cây là hình chiếu của tán lá và những mao mạch hút chất thường tập trung ở đầu rễ. Khi một lượng đạm quá lớn cung cấp cho cây, thì rễ cây sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Một vài biểu hiện của cây khi bị ngộ độc đạm:
– Cây bị vàng và rủ xuống.
– Cây con sẽ xuất hiện hiện tượng héo toàn bộ cây và cây có thể chết.
– Các lông mao của rễ dễ bị tổn thương và dừng hoạt động hút nước và dinh dưỡng từ đất lên nuôi cây.
Lưu ý: Để phân biệt khi cây bị ngộ độc đạm với cây bị thiếu đạm, ta cần chú ý là cây. Đối với cây bị thiếu đạm, màu vàng trên cây thiếu đạm đậm hơn, các sắc tố diệp lục bị hao hụt, quá trình quang hợp diễn ra không ổn định và làm cháy lá. Còn đối với ngộ độc đạm, màu vàng của lá nhạt hơn, kiểu vàng của lá bị héo.
Biện pháp xử lý khi cây bị ngộ độc đạm
Khi cây trồng xuất hiện các biểu hiện ngộ độc đạm. Bạn cần nhanh phải có các biện pháp xử lý kịp thời để tránh các hậu quả đáng tiếc.
Các biện pháp xử lý ngay khi cây bị nhiễm độc đạm là:
– Dừng ngay lập tức việc bón phân.
– Dùng nước tưới để lượng đạm được pha loãng và di chuyển xuống các tầng dưới.
– Bổ sung thêm các phân bón hữu cơ để giảm tác dụng độc của việc dư thừa đạm. Phân hữu cơ sẽ làm cho hệ đệm hoạt động hiệu quả hơn.
– Ngoài ra, ở thực vật có cơ chế phản vệ khi bị nhiễm độc, cây sẽ thải nhanh lượng dư thừa qua mép lá. Bạn có thể kết hợp các phương pháp chăm sóc cùng với cơ chế này ở thực vật để giúp cây nhanh hồi phục hơn.
Cách bón phân đạm hợp lý
Để tránh xảy ra tình trạng cây bị ngộ độc đạm, bà con nên biết cách bón đạm với liều lượng hợp lý, giúp cây hấp thụ đạm hiệu quả và đạt năng suất cao.
Một số cách bón phân đạm đúng cách:
– Nếu tưới đạm vào cây qua hệ thống tưới tiết kiệm bạn nên pha với nước theo tỷ lệ 5 phần ngàn.
– Đối với những cây trồng có nhu cầu phân đạm lớn, bạn nên chia lượng thành nhiều lần. Nên bón trong các giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc biệt các loại cây trồng trên đất chua, đất nghèo dinh dưỡng…
– Nếu phun đạm lên lá bạn nên pha theo tỷ lệ 1,5-2 phần trăm. Nên phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
– Khi bón phân đạm nên bón bổ sung cùng phân hữu cơ, phân kiềm, vôi hoặc tro để đất không bị chua và cho hiệu quả tốt hơn.
Agri.vn mong rằng với nội dung bài viết mà chúng tôi chia sẻ. Bà con sẽ hiểu rõ hơn tình trạng ngộ độc đạm ở cây, đồng thời có biện pháp xử lý phù hợp.