Cá hú kho là món ăn quen thuộc tuy bình dị mà hấp dẫn trong mâm cơm Việt Nam, nhưng để làm ra một nồi cá hú kho cực phẩm thì bí quyết của người nội trợ không chỉ có công thức nấu ăn mà còn phải phụ thuộc nhiều vào chất lượng thịt cá nữa đấy. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bà con mô hình nuôi cá hú đảm bảo thành công cho ra chất lượng thịt cá đáp ứng tiêu chuẩn cá hú kho năm sao, hãy lưu lại và thực hành ngay nhé.
Nhận biết loài cá làm nên món cá hú kho hấp dẫn
Những đặc điểm sinh học của cá hú
Cá hú thuộc loại cá da trơn nên không có vảy, thân cá dài, mảnh và dẹp ở hai bên.
Màu sắc của cá thiên về màu xám, bụng cá có màu xám trắng, còn thân và lưng thì có màu xám bạc đậm. Đầu cá khá to, miệng nong ở phần dưới và phần môi trên nhô ra.
Mắt cá hơi nhỏ, hẹp và cong, vị trí của mắt bị lệch gần về phía miệng.
Phần vây của cá hú không quá nổi bật, đa số đều màu trắng và ngắn. Ngoài ra, cá hú còn có hai đôi râu nằm ở hai hàm trên và dưới.
Cá hú sống chủ yếu ở vùng nước ngọt hoặc có thể thích nghi ở một số vùng nước lợ, có lẽ vì thế mà chất thịt của cá hơi ngọt, đượm vị, mang lại món cá hú kho ăn với cơm nóng sốt thì không còn gì bằng nữa ạ!
Có thể bắt cá để làm cá hú kho ở đâu
Cá hú phân bố rộng ở các nước như Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia.
Ở Việt Nam, cá hú phân bố phổ biến, đặc biệt là các sông thuộc nhánh sông Mekong, có thể kể tới một số địa phương như An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long,… là nơi có rất nhiều cá hú sinh sống.
Cá hú thường bơi ngược dòng sông lên giữa sông để sinh sản, vì thế người dân thường vớt được cá giống ở sông Tiền, sông Hậu,… hoặc tìm thấy cá hú con nơi hạ lưu sông trôi theo dòng chảy về vào khoảng đầu hạ.
Cá hú với chất thịt trắng dễ ăn, lớp mỡ bụng thơm ngậy cùng vị thịt thấm đượm nên là lựa chọn hàng đầu, món cá hú kho với nhiều công thức gia truyền của các bà nội trợ đã như là một biểu tượng của mâm cơm dân dã, bình dị Việt Nam.
Bắt tay vào nuôi cá để làm cá hú kho
Chuẩn bị bè như thế nào
Vì kích thước cá hú không lớn nên bè nuôi vỗ béo cá cũng thường chỉ có kích thước cỡ rộng 4m, dài 6m và cao hơn 2m.
Bè đặt trên sông được đỡ bằng các thùng giúp bè nổi, neo bè gần bờ và không làm cản trở các hoạt động khác trên sông.
Nơi đặt bè thì nguồn nước phải được đảm bảo, dòng chảy phải đạt mức trung bình với tốc độ lưu lượng ít nhất 0,3m/s. Nước không được bị ô nhiễm, nhiễm phèn hay nhiễm mặn. Không đặt gần các nơi có các đường ống dẫn thải, nước không bị đục và không có nhiều rong quá, đặc biệt tránh để nước bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng ô nhiễm nguồn đất.
Rào bè lại bằng lưới thoáng để tránh thất thoát cá hoặc ô nhiễm.
Bè có khung chắc chắn, có nắp bè để lật đóng dễ dàng, đáy bè phải kín và chỉ để hở một khe nhỏ trong góc.
Trước khi thả cá xuống thì dùng thuốc để sục khí khử trùng khoảng 15-20 phút, vét sạch các xác cá thừa nếu có, hoặc các rong cỏ trôi nổi. Sửa chữa các chi tiết của bè ví dụ như nứt rạn, bể,…
Cá hú đạt chuẩn cho nồi cá hú kho 5 sao
Trong quy trình nuôi cá hú, người ta thường không có quá nhiều khâu chọn cá giống phức tạp, ban đầu cá giống sẽ được ương trong một thế hệ và để tiếp tục phát triển. Cá giống phải được tắm nước muối để khử ký sinh trùng.
Các cá với kích cỡ khác nhau sẽ được vận chuyển nuôi trong các bè khác nhau.
Nhưng khâu vỗ béo cá lớn để chọn lọc cho kỳ sinh sản là vô cùng quan trọng.
Cá hú đạt chuẩn để đảm bảo chất lượng nồi cá hú kho thì phải nặng hơn 1,3kg, cá có kích cỡ phù hợp, không bị dị tật hay có bệnh.
Mật độ nuôi phù hợp là khoảng 6kg/m3 và có thể nuôi chung cá hú đực và cá hú cái với tỉ lệ bằng nhau.
Hãy đánh dấu cá bằng nhiều cách khác nhau để khi đến mùa vụ sinh sản thì có thể dễ dàng kiểm tra giới tính của cá.
Cá hú ăn ngon thì cá hú kho cũng sẽ ngon
Khâu chuẩn bị thức ăn cho cá cũng vô cùng quan trọng bởi nó sẽ quyết định đến chất lượng sinh trưởng, phát triển của cá hú.
Đối với thức ăn nguồn gốc tự nhiên, cá hú thích những loài nhuyễn thể, chúng thích ăn những loại sinh vật nhỏ có vỏ cứng và lẩn trong cát, bùn dưới nước.
Cá có chiếc miệng với phần hàm trên chĩa ra giúp bới tìm thức ăn trong bùn, cát và các hàm răng sắp đều lớn, nhỏ để nghiền nát vỏ cứng của con mồi.
Khi cá hú bị thiếu thức ăn, chúng sẽ tìm tới các mùn bã hữu cơ. Khi nuôi cá trong bè thì người nuôi có thể dùng mùn bã hữu cơ ủ từ động vật để bổ sung khoáng chất cho cá.
Bà con cũng có thể sử dụng thức ăn công nghiệp với các hàm lượng dinh dưỡng phù hợp, lượng đạm phải được đảm bảo hàng đầu. Không được sử dụng các chất cấm trong thức ăn công nghiệp vì đó là phạm pháp.
Hãy dùng thức ăn mồi nổi để cá vận động tìm thức ăn cũng như không gây khó khăn để cá dùng bữa.
Hoặc một lựa chọn khác cho bà con đó là dùng thức ăn tự chế biến hỗn hợp, vừa có nguồn gốc tự nhiên vừa có thức ăn công nghiệp.
Pha trộn các loại cá, loài giáp xác tạp cùng với bột cá, rau xanh hoặc các loại rau, củ khác nhau theo nhiều công thức với tỉ lệ xác định.
Bổ sung theo định kỳ các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cá, đặc biệt là vitamin C.
Các loại nguyên liệu cứng thì phải nấu chín, sau đó pha trộn lại và nén thành viên, ủ cho các chất hòa vào nhau rồi mới thả nổi cho cá ăn.
Không trộn lẫn các chất kháng sinh bị cấm, chất tăng trưởng vào thức ăn.
Cá sẽ được cho ăn hai lần một ngày vào những thời điểm mát mẻ trong ngày. Tỉ lệ thức ăn được chia theo 100kg làm chuẩn, từ đó ước tính dần. Cứ 100kg cá thì thức ăn công nghiệp sẽ dùng khoảng 2kg, còn nếu là thức ăn tự chế biến, thức ăn tươi thì nên dùng khoảng 7kg hơn.
Thả thức ăn từ từ từng đợt để cá được ăn đều nhau, không dùng các loại thức ăn đã bị hỏng.
Khi cá lớn dần và tiến dần vào giai đoạn sinh sản thì lượng thức ăn cũng giảm dần, hãy xem xét để điều chỉnh.
Quản lý bè như thế nào
Thay nước định kỳ với mỗi lần thay khoảng hơn 15% lượng nước trong bè, nếu nước đang có vấn đề thì tăng phần trăm nước mới thay vào lên.
Chú ý kiểm tra bè để không để bè bị bám rác thải lên trên, hoặc sửa chữa hư hỏng kịp thời.
Quan sát thường xuyên các biểu hiện của cá để đề phòng bất trắc, khi cá nổi đầu lên mặt nước thì cá đang bị thiếu oxi, hãy thay nước hoặc cung cấp nước bằng ống phun để tăng lượng oxi hòa tan.
Cá hú bị ảnh hưởng nhiều bởi dòng chảy, nếu tốc độ lưu chuyển của nước bị yếu thì lắp đặt thêm hệ thống quạt nước.
Mùa vụ sinh sản của cá hú
Khi cá hú nuôi đến gần mùa vụ sinh sản, hãy nâng cao năng suất và kỹ năng để thu về những con cá ngon chuẩn bị cho nồi cá hú kho của nhà bạn nhé.
Cá hú không có bộ phận sinh dục thứ cấp nên khó phân biệt giới tính, nhưng khi cá khoảng hai tuổi thì đạt tuổi kiểm tra trứng và tinh trùng, ngoài ra độ thành thục của cá để chuẩn bị cho mùa sinh sản sẽ khoảng hơn mười phần trăm.
Cá hú sinh trưởng rất nhanh, thời gian nuôi vì thế cũng ngắn.
Mỗi lần cá đẻ xong thì cần hơn một tháng rưỡi để lấy lại độ thành thục ban đầu.
Nhiệt độ cung cấp thích hợp trong quá trình cá đẻ trứng rơi vào khoảng 28-30 độ C, không được để thấp hơn 25 độ C hay cao quá 31 độ C.
Nuôi trứng nhân tạo
Cá hú đẻ trong tự nhiên thì trứng có kích cỡ nhỏ sẽ theo các loài thực vật trôi theo dòng chảy và được bảo vệ.
Trong nuôi trồng thì người chăn nuôi thường dùng phương pháp đẻ và ấp trứng cá hú nhân tạo, vì như thế có thể kiểm soát mã gen tốt, năng suất sinh sản đạt yêu cầu.
Cá bố và cá mẹ được đánh dấu và kiểm tra định kỳ, sau đó lấy trứng cá và kiểm tra tinh dịch của cá đực bằng cách vuốt từ bụng xuống hậu môn cho tới khi tràn ra dịch trắng đục, từ đó quyết định ngày cho cá đẻ.
Trứng được lấy ra sẽ được đánh giá mức độ thành thục, con cái được chọn lấy trứng là những con có phần bụng nhô lên, lỗ sinh dục hồng hào.
Trứng cá nên có kích cỡ tròn đều, đạt chuẩn từ một đến hai milimet.
Cá hú không tự sinh sản trong bè, vì thế đôi khi người chăn nuôi sẽ tiêm các tố chất kích dục để kích trứng, sau đó dùng phương pháp lấy trứng và tinh dịch như trên để thụ tinh nhân tạo.
Một số loại được dùng phổ biến như HCG (Human Chorionic Gonadotropine) có nguồn gốc từ động vật để kích rụng trứng, có thể dùng kết hợp với tuyến yên của các loại cá nước ngọt.
Tiêm các kích dục tố cho cá vào đuôi vây ngực hoặc phần cơ lưng, hướng mũi tên nghiêng nhẹ so với thân cá, hành động nhanh gọn lẹ để tránh bị trào thuốc.
Vuốt trứng kịp thời đúng thời điểm, cho trứng vào trong chậu nhỏ rồi vuốt tinh dịch ra tưới lên, trộn đều bằng các lông, cọ nhỏ cẩn thận rồi cho nước vào, sau đó hoạt hóa trứng xong thì cho vào ống ấp trước khi cho vào bể ấp.
Bể ấp thì có đủ loại hình dạng và kích thước tùy nhu cầu ấp trứng.
Cá sẽ nở sau khoảng một ngày, và sau khoảng thêm 6 tiếng nữa là cá có thể ăn thức ăn ngoài và trở thành cá bột. Nếu cần vận chuyển thì bỏ cá vào túi có sục khí.
Thu hoạch cá để làm cá hú kho
Cá sau khi nuôi được khoảng tám đến mười tháng thì sẽ đạt kích cỡ trung bình trên dưới một kg, đây là lúc có thể thu hoạch.
Trước khi thu hoạch một tháng thì giảm dần lượng thức ăn, trước ngày thu hoạch hai ngày thì ngừng cho ăn để cá không bị chết trong quá trình vận chuyển.
Dùng lưới vây cá lại và kéo cho tới khi hết, thực hiện nhanh gọn để cá không bị thất thoát.
Cá hú kho tộ – công thức đúng bài
Cá hú được sơ chế cẩn thận, loại bỏ ruột và xử lý chất bẩn, rửa hoặc ngâm nước muối để khử bẩn và tanh.
Cắt cá thành khúc vừa ăn.
Nêm nếm gia vị vừa miệng bằng đường, nước mắm, mỳ chính, tiêu và hành, tỏi cho tới khi ngấm gia vị. Chuẩn bị thêm một ít thịt ba chỉ và ướp nhẹ cùng hạt nêm, tiêu.
Cho nồi lên bếp, phi thơm hành và tỏi, cho đường vào để làm lớp áo nâu vàng cho cá, sau khi đường ngả vàng thì cho thịt vào xào săn, cách này sẽ khiến cá kho bùi béo, ngậy vị hơn.
Cho cá vào rồi khi cá săn thì cho nước sôi vào xâm xấp, đun nhỏ lửa đến khi sệt lại, nêm nếm lần nữa. Bỏ thêm chút ớt tươi cho cay nồng đậm đà.
Và hãy thưởng thức thôi nào.
Cá hú kho trong tiết trời thế nào cũng đều là món ăn bắt cơm và ngon miệng đúng không cả nhả, vậy mong rằng bài viết hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá hú để đảm bảo chất lượng thịt làm nên nồi cá hú kho ngon đúng bài có thể giúp ích bà con được nhiều. Chúc mọi người may mắn.
Xem thêm: Mô hình nông nghiệp xanh