Cá lóc đồng – thị trường làm giàu tiềm năng

0
2735
Cá lóc đồng
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá lóc đồng đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam với sự nổi tiếng về chất thịt chắc, ngon ngọt và năng suất nuôi trồng rất cao. Những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2020 vừa qua, thị trường cá lóc đồng có dấu hiệu đi lên vô cùng mạnh mẽ, nhiều người nông dân nhạy bén đã nhanh chóng bắt kịp xu thế và tăng cường chăn nuôi cá. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cá lóc đồng là loài cá có sức hút như thế nào và mang lại cho người nuôi trồng những cơ hội nào nhé!

Nội dung chính

Giới thiệu về cá lóc đồng và một số loại cá lóc phổ biến

Cá lóc đồng
Cá lóc đồng

Cá lóc đồng hay còn thường được gọi phổ biến bằng những cái tên như cá quả, cá tràu hay cá chuối là một loài cá được ưa chuộng bởi phần đông người dân Việt Nam vì chất thịt thơm ngon và nguồn dinh dưỡng dồi dào chứa bên trong nó.

Chúng thuộc họ Cá Quả và sinh sống ở vùng nước ngọt. Cá lóc đồng có ngoại hình nhỏ, thân dài và thuôn dẹt dần về phía đuôi. Cá sờ vào cảm giác rất chắc, da có màu đen ánh vàng kim điểm hoa văn đốm xanh đen hoặc vàng xanh tùy vào thuộc vào loài. Vảy cá có màu xám pha nâu và đầu của chúng nhỏ bè. Đặc biệt, cá lóc đồng có chiếc lưỡi mang hình dáng tựa như lưỡi lợn.

Khi nấu lên cá lóc đồng cho ta được thưởng thức chất thịt dẻo dai, chắc miệng, không quá khô và cũng không bị bở thịt. Thịt cá cũng không quá mỡ nên khi ăn không hề bị ngấy.

Một số loại cá lóc đồng phổ biến ở Việt Nam

Một số loại cá lóc đồng phổ biến phải kể đến cá lóc đầu nhím với kích thước thường rất to, đầu mang hình dáng tựa đầu rắn và có miệng nhọn chĩa về phía trước.

Ngoài ra còn có cá lóc đầu vuông với đầu hình vuông, thân hình to lớn và cá lóc bông với lớp da có họa sọc đen trắng trên lưng, đây là loài hung dữ nhất trong họ.

Cá lóc đồng có một đặc điểm là loài ăn tạp, rất dễ nuôi và thích nghi được với nhiều môi trường nước khác nhau kể cả nước đục, nước lợ,…

Những lợi ích từ việc nuôi trồng cá lóc đồng

Cá lóc là một trong những loài ít gây khó khăn trong việc kiếm và ươm giống nhất, ví dụ như cá lóc bông chỉ cần ươm giống với số lượng lớn trong vòng 30 ngày là đã có thể thả vào ao chính.

Công đoạn chuẩn bị ao, hồ nuôi thả cũng rất đơn giản mà không cần quá nhiều bước nhờ vào năng lực thích nghi của cá.

Thông thường nhiều người chăn nuôi chỉ cần phơi ao đã rút nước trong thời gian thích hợp rồi đổ nước vào vừa đủ, chờ tới khi nước đạt được màu sắc xanh mờ như thân trên cây chuối là có thể thả cá lóc vào.

Nếu người chăn nuôi muốn đảm bảo chất lượng cá tốt nhất và đem cá đi làm nguyên liệu sản xuất chất lượng cao thì có thể thêm vào bước sát khuẩn ao bằng vôi.

Trong quá trình nuôi, nhiều người nông dân bày tỏ sự hài lòng với mức độ dễ nuôi của cá lóc đồng bởi chúng là loài ăn tạp, thức ăn có thể kết hợp từ nguồn thức ăn có sẵn hoặc mua từ chợ những loại cá nhỏ là được, một ngày có thể chỉ cần cho ăn một lần mà không cần quá nhiều.

Môi trường sống của cá lóc đồng rất đa dạng, chủ yếu là ở đồng ruộng, kênh rạch, đầm, ao, hồ và sông; thậm chí chỉ cần nguồn nước không bị nhiễm độc hay nhiễm phèn thì có thể phát triển và sinh sản tốt kể cả ở môi trường nước đục, và nước lợ. Yếu tố này vô cùng có lợi với những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ để áp dụng mô hình nuôi thâm canh trong ao, bể diện tích vừa phải.

Mật độ nuôi cá lóc đồng
Mật độ nuôi cá lóc đồng

Mật độ nuôi cá lóc không quá giới hạn như nhiều loài cá khác với mức độ có thể đạt gần 40.000 con trong vòng 1.000 m2.

Cá lóc có tốc độ tăng trưởng nhanh, phát triển mạnh nhất vào mùa hè. Ví dụ như cá lóc bông có thể nuôi trong vòng 8-9 tháng, hoặc cá lóc đầu nhím chỉ cần 1-2 tháng là có thể thu hoạch tùy vào độ mát tay của người chăn nuôi. Mặc dù giá của cá lóc đồng giống khá rẻ nhưng lợi nhuận sinh ra lại cao hơn so với các loại cá truyền thống khác khiến nhiều hộ gia đình giàu lên nhanh chóng từ việc nuôi cá lóc.

Tình hình chăn nuôi cá lóc đồng hiện nay

Những năm gần đây, số lượng người chăn nuôi cá lóc đồng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các tỉnh miền Đông Nam Bộ vì điều kiện nuôi trồng thuận lợi.

Ở một số nơi như Ninh Bình, thu hoạch cá lóc đồng chỉ diễn ra một lần trong năm nhưng luôn đem về lợi nhuận vô cùng cao, lên tới hàng trăm triệu đồng cho người dân. Chăn nuôi cá lóc đồng đang dần đem lại công việc ổn định cho nhiều người nông dân cũng như trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ, làng chăn nuôi.

Nhiều hộ nghèo đã nhờ vào việc chăn nuôi cá lóc mà vươn lên làm giàu nhờ tìm hiểu và nắm bắt thị trường.

Thị trường tiềm năng của cá lóc đồng – cơ hội cần nắm bắt ngay

Giá của cá lóc, đặc biệt là cá nuôi vẫn đang tăng trưởng mạnh, trung bình đã tăng từ 7.000- hơn 12.000đ/ một kg so với cùng kì những năm trước.

Ảnh hưởng từ yếu tố thị trường với lượng người tiêu thụ luôn rất cao, sức mua tăng mạnh với nguồn cung không quá lớn nên giá bán của cá lóc đồng ngày càng tăng cao. Tùy theo chất lượng cá mà giá thu mua có thể dao động từ hơn 40.000đ/kg đến 60.000-70.000đ/kg. Thậm chí ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, nếu khối lượng cá lóc đồng lớn như cỡ từ 1,6kg trở lên thì giá bán có thể lên tới hàng trăm.

Trong khi đó giá của cá giống chỉ dao động trong mức chưa tới 10.000đ/con. Lợi nhuận thu về với một hộ chăn nuôi số lượng lớn cá lóc (từ 4000 con giống mỗi vụ mùa) thì lợi nhuận thu về lãi đến hàng trăm triệu đồng.

Chợ cá lóc đồng
Chợ cá lóc đồng

Dù đối với người mua, giá của cá lóc đồng không hề rẻ nhưng nó vẫn rất được ưa chuộng vì chất lượng thịt cũng như mức độ dùng cá lóc trong các bữa ăn thường ngày hoặc dịp thờ cúng khiến thị trường mua bán loài cá này chưa bao giờ yếu thế.

Một số hạn chế cần lưu ý khi chăn nuôi cá lóc đồng

Mặc dù chăn nuôi cá lóc đồng đang ngày càng phát triển về cả số lượng và chất lượng cùng với tỉ lệ người nuôi trồng biết nắm bắt xu thế gia tăng, nhưng không thể tránh khỏi hệ lụy đó là sự kiến thức nuôi trồng cá lóc đồng chưa đủ khiến nhiều hộ nông dân bị lỗ vốn thay vì thu được lợi nhuận như trong kì vọng.

Dù cá lóc đồng không khó nuôi nhưng người chăn nuôi không được vì thế mà trở nên lơ là và vẫn phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của cá để cá được phát triển tốt, bán ra đem lại lợi nhuận.

Cá lóc đồng có thể chết vì ô nhiễm nguồn nước
Cá lóc đồng có thể chết vì ô nhiễm nguồn nước

Vấn đề lớn nhất đối với việc chăn nuôi cá lóc đồng có lẽ là đảm bảo vệ sinh nguồn nước, bởi nhiều người chăn nuôi đã mắc lỗi ở khâu này. Cần thường xuyên quan sát và vệ sinh nơi chăn nuôi để tránh nguồn nước bị ô nhiễm từ số lượng phân thải ra từ mật độ nuôi có phần dày đặc hơn các loài cá khác.

Ở các khu vực nuôi cá gần đồng ruộng thì nên tránh nuôi cá lóc đồng vào gần vụ mùa thu hoạch lúa để không bị ảnh hưởng từ hệ thống truyền nước dẫn đến ô nhiễm. Khu vực chăn nuôi cá nên được kiểm soát kĩ càng tránh việc thất thoát cá.

Qua bài viết này, có lẽ bạn đã có hình dung chi tiết về thị trường cá lóc đồng cũng như đánh giá về cơ hội từ thị trường tiềm năng này. Chúc các bạn may mắn trong công cuộc chăn nuôi cá lóc của mình.

Xem thêm: https://agri.vn/nhung-sai-lam-pho-bien-trong-nuoi-trong-thuy-san-can-tranh/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây