Các loại cây cảnh hút khí độc vừa có thể trang trí không gian, vừa giúp nơi ở thêm thoáng đáng, trong lành. Bạn đang tìm kiếm loại cây cảnh thích hơp trang trí trong nhà, nơi làm việc của mình? Trong nôi dung bài viết hôm nay Agri.vn sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích hơn về chủ đề này, mời bạn cùng dành thời gian theo dõi bài viết nhé!
Lô hội
Lô hội còn có tên gọi khác là nha đam – thứ nguyên liệu rất hữu ích cho làm đẹp đối với phụ nữ. Không chỉ vậy lô hội là loại cây đứng đầu trong top các loại cây hút khí độc trong nhà. Bởi nó hút được các khí như aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit, cacbon monooxit. Hơn nữa, nó dễ trồng, thích hợp để trong nhà, trên bàn làm việc.
Có một dấu hiệu mà bạn nên lưu ý, đó là khi cây lô hội ngả màu vàng hay xuất hiện những đốm nâu nhỏ thì có nghĩa là không khí xung quanh đang có nhiều khí độc.
Cây phất dụ
Nhắc đến loại cây có khả năng hút khí độc trong văn phòng thì không thể bỏ qua cây phất dụ. Cây phất dụ còn gọi là tre may mắn, tre phong thủy, cây phát tài. Đây là một trong những giải pháp bài trí khá phổ biến dành cho nhà ở hoặc văn phòng.
Cây phất dụ có thể lọc các loại khí xylene, formaldehyde, trichloroethylene vốn có nhiều trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu và chống thấm.
Cây lưỡi hổ
Không thể không nhắc tới cây lưỡi hổ khi nói đến các cây hút khí độc. Có thể nói đây là loại cây “lấy độc trị độc” bởi nó có thể gây ngộ độc nếu như bạn ăn phải nhưng lại có công dụng trong thanh lọc không khí.
Lưỡi hổ dễ trồng và chăm sóc nên phù hợp cho những ai ít thời gian chăm cây và đặc biệt là được sử dụng nhiều làm cây cảnh trồng trong văn phòng. Lưỡi hổ lọc được khí formaldehyde – chủ yếu có trong hơi từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân nên bạn có thể đặt nó ở gần khu vực nhà tắm.
Ngoài ra, đặt cây lưỡi hổ trong phòng làm việc cũng rất tốt bởi nó hút bớt các tia bức xạ từ máy tính, hạn chế tổn hại đến mắt cũng như da của bạn.
Cây trầu bà nên trồng trong văn phòng
Cây trầu bà còn gọi là trầu bà xanh, hoàng tâm diệp. Cây trầu bà thuộc họ thân thảo leo có lá đơn, gốc lá hình tim và thuôn dài ở đỉnh. Bên cạnh đó, loại cây này sẽ có loại xanh toàn phần, có loại có những đốm vàng trên lá, cụm hoa dạng mo, cuống ngắn.
Cây trầu bà có thể khắc phục được tình trạng môi trường có khí carbon monoxide, formaldehyde và benzene trong nhà. Ngoài ra, cây còn giúp giảm thiểu được các khí độc từ máy tính. Do đó, cây rất thích hợp trong bài trí trong văn phòng, bàn làm việc, trên bàn học vừa tốt vừa mang lại vẻ xanh mát.
Ngũ gia bì
Tên dân gian của cây ngũ gia bì là cây chân chim hay cây sâm non. Nó có hai loại là vàng và xanh. Cây này dễ trồng, dễ sống, không cần chăm sóc nhiều vì sức sống của cây rất tốt.
Ngoài việc là cây hút khí độc, ngũ gia bì cũng nằm trong top cây đuổi muỗi và côn trùng gây hại, giúp không gian của bạn không chỉ trong lành mà còn sạch sẽ, ít dấu vết các loài côn trùng.
Cây dương xỉ
Dương xỉ còn có tên gọi khác là ngọc dương xỉ hay quyết lá xoăn. Nó có thân mềm, gốc có bẹ ôm thân, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu. Cây này dễ thích nghi với mọi môi trường. Nó còn giúp chúng ta thư giãn khi đầu óc căng thẳng.
Khí formaldehyde trong không khí xung quanh thường thoát ra từ những vật dụng sơn tường, sơn bàn ghế gỗ, các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm vải… Đặc biệt ở văn phòng làm việc, các loại máy móc như máy tính, máy photocopy, máy in… thải ra nhiều các khí độc như formandehyde, xylen, toluen…độc hại cho đường hô hấp và hệ thần kinh của con người. Dương xỉ có khả năng lọc được các khí này, lọc cho không khí quanh bạn trong lành hơn và tăng cường độ ẩm trong phòng.
Trồng cây cọ cảnh
Cọ cảnh là một trong những cây cảnh hút khí độc trong nhà, trong văn phòng cực hiệu quả. Cây có dạng thân cột, đơn độc, lá to tròn xoè ra cái quạt và màu xanh bóng ở mặt trên.
Cọ cảnh có tác dụng thanh lọc không khí rất lớn do tàu lá cọ xòe to và có khả năng hấp thụ được cả benzen, formaldehyde và trichloroethylene. Vì thế, nó thích hợp để đặt trong phòng giặt khô, phòng có nhiều đồ chẳng hạn phòng ngủ hoặc phòng khách.
Với nội dung bài viết này, mong là Agri.vn đã phần nào giúp bạn biết rõ hơn về các loại cây cảnh hút khí độc nên trồng trong nhà. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!