Các loại cây chịu phèn có thể bạn chưa biết

0
15776
Cay chiu phen - cây khóm
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Hiện trạng đất nhiễm phèn xảy ra ngày càng nhiều, đặc biệt là các khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long. Vậy câu hỏi được đặt ra là trên đất nhiễm phèn có trồng cây được không? Cùng Thế Giới Làm Vườn tìm hiểu về : ”Các loại cây chịu phèn có thể bạn chưa biết

Nội dung chính

Đất nhiễm phèn là gì?

Đất phèn, hay còn được gọi là đất nhiễm phèn là loại đất chứa nhiều gốc sunfat và có độ pH thấp. Các vùng hay xuất hiện đất phèn là đồng bằng, ven biển hoặc những nơi có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.

Đặc điểm chung và tính chất của đất bị nhiễm phèn

Kết cấu đất nhiễm phèn

  • Đất phèn có thành phần cơ giới nặng.
  • Đất nhiễm phèn khi khô lại sẽ gây hiện tượng nứt nẻ và cứng.
  • Độ chua của đất nhiễm phèn khá cao, với độ pH thường < 4.
  • Các chất độc hại có trong đất phèn: Al3+, Fe3+, CH4, H2S.
  • Đất phèn thường có độ phì nhiêu thấp, nghèo đạm và mùn.
  • Từ đó khiến cho hoạt động của vi sinh vật trong loại đất này rất kém.

Do vậy, trên nhiễm phèn cây trồng sẽ không thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Cây thường còi cọc, kém phát triển và dễ gặp các bệnh sinh lý do khó hấp thu được chất dinh dưỡng. Muốn trồng cây trên loại đất này cần phải có các biện pháp cải tạo đất thích hợp. Có nhiều biện pháp để cải tạo đất – hạ phèn. Tuy nhiên, biện pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao vẫn là biện pháp bón vôi và phân cho đất.

Bón vôi và phân cho đất – Cải tạo đất nhiễm phèn

Một giải pháp hữu hiệu khác để cải tạo đất chua là bón vôi. Mục đích chính là cung cấp canxi để khử chua và giảm độc tính của hàm lượng sắt và nhôm tự do.

Người dân nên rải vôi vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.

Hạ phèn, nâng cao độ pH, sát khuẩn và tạo độ thông thoáng cho đất.

Lượng vôi khuyến cáo nên bón cho đất phèn:

  • pH từ 3,5 – 4,5 : 2 tấn/ha ( 200g/m2)
  • pH từ 4,6 – 5,5 : 1 tấn/ha ( 100g/m2)
  • pH từ 5,6 – 6,5 : 2 tấn/ha ( 50g/m2)
  • pH > 6,5: Không cần bón

Lưu ý: Với đất cát thì giảm 50% so với số lượng trên. Đất phù sa tùy pH bón theo lượng như trên.

Ngoài các lần rải vôi:

  • Cần cung cấp nhiều phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng. Kết hợp phân hữu cơ khoáng và humic cùng với phân lân nung chảy.
  • Bổ sung Trichoderma 2-3 lần/năm phối hợp cùng phân hữu cơ để đạt hiệu quả cao hơn. Kết hợp việc điều chỉnh mực thủy cấp hợp lý.
  • Lưu ý: Tùy theo độ pH của đất nhiễm phèn trước khi cải tạo và độ pH mà cây người dân muốn trồng cây để có thời gian cải tạo đất thích hợp. Đối với những đất nhiễm phèn có pH thấp từ 3,5 – 4,5 thì cần phải cải tạo đất trước khi bắt đầu trồng cây từ 6 tháng trở lên.

Top các loại cây chịu phèn

Như đã nêu trên, đất nhiễm phèn muốn trồng cây cần phải áp dụng các biện pháp cải tạo. Sau đó:

  • Lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với độ pH sau khi cải tạo đất
  • Lên mô liếp phù hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng
  • Có phương án quản lý mực thủy cấp, tạo lỗ thoát nước vào mùa mưa. Và có các biện pháp quản lý nấm Phytophthora và tuyến trùng

Thanh long – cây trồng trên đất nhiễm phèn phù hợp

cây trồng trên đất nhiễm phèn

Mỗi loại cây trồng có một khoảng pH thích hợp nhất định. Thường thì các loại cây ăn quả có độ pH đất từ 5,0 – 7,0 là lý tưởng. Tuy nhiên đối với cây Thanh Long do đặc tính sinh trưởng thì độ pH đất thích hợp nhất đối với cây Thanh Long là từ 4,0 – 6,0.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), một quả thanh long (khoảng 100g) chứa 264 calo, 3,57 g sắt, 82,14 g carbohydrate, 1,8 g chất xơ, 82,14g đường, 107 mg canxi, 30 mg natri, 6,4 mg vitamin C, không cholesterol và chất béo.

Do vậy, Thanh long vẫn được nhiều hộ dân ưa chuộng và mang lại giá trị kinh tế cao.

Chôm chôm

Chôm chôm có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa thoát nước tốt, đất thịt pha cát, đất đỏ bazan, tầng canh tác dày, thoát nước tốt và có độ pH từ 4,5 – 6,5, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 – 5000 mm, nhiệt độ bình quân từ 22 độ C – 30 độ C.

Lượng calo trong 100g thịt quả chôm chôm lên tới 82 kcal. Nó cũng có 0,35mg sắt, 0,343mg mangan, 0,08mg kẽm, 8mcg folate, 0,022mg riboflavin, 0,013mg thiamin và 0,02mg vitamin B6. Cả cây chôm chôm, từ gốc đến quả đều rất có lợi cho cơ thể.

Khóm (dứa)

Cây dứa trồng trên đất nhiễm phèn

Về độ pH, cây dứa nói chung thích hợp với đất chua, độ pH từ 4.5 đến 5.5, kể cả trên đất phèn có pH bằng hoặc dưới 4 dứa vẫn sống tốt.

Quả dứa được coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, loại quả “vua”, rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Quả dứa có mùi thơm mạnh, chứa nhiều đường, lượng calo khá cao, giàu chất khoáng, nhất là Kali, có đủ các loại vitamin cần thiết như A, B1, B2, PP, C,..

Trên đây là những chia sẻ của Agri.vn :”Các loại cây chịu phèn”. Hi vọng bà con sớm áp dụng và có hướng đi mới trên diện tích đất nhiễm phèn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây