Các loại cây kỳ lạ ở Việt Nam luôn tạo sự hứng thú và mong muốn tìm hiểu của những ai yêu thiên nhiên. Không để các bạn chờ lâu trong nội dung bài viết hôm nay Agri.vn sẽ chia sẻ đến bạn thông tin liên quan đến chủ đề này. Bạn đừng vội bỏ qua bài viết của chúng tôi nhé!
Cây Thanh Thiên Quỳ
Cây còn gọi là: lan một lá, hay Thanh thiên quỳ; Chân trâu trắng; Trân châu trắng; Trân châu diệp; Lan một lá; Lan cờ; Bơ toọc; Bâu thoọc ( Nervilia fordii Schultze ), là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Loài này được (Hance) Schltr. mô tả khoa học đầu tiên năm 1911. Cây này vừa làm cảnh vừa có tác dụng chữa bệnh.
Lan một lá thường mọc trong các hốc đá hoặc trên lớp đất có nhiều thảm mục dưới tán rừng ẩm hoặc rừng trên núi đá vôi các tỉnh phía bắc và ở Kon Tum, Lâm Đồng. Củ của cây được dùng làm thuốc giải độc, làm mát phổi, chữa ho lâu ngày, ho lao, viêm phế quản, nhai củ tươi có thể làm giảm khát nước, bồi dưỡng cơ thể. Do có giá trị lớn nên cây thường xuyên bị khai thác nhiều để bán qua biên giới.
Đào lộn hột
Đào lộn hột hay Điều, tên tiếng anh là Cashew ( Danh pháp khoa học Anacardium occidentale L. ). Tên gọi đặc biệt này xuất phát từ quả của cây này có hình dáng vô cùng độc đáo, gồm 2 phần riêng biệt, phần ở bên dưới hơi giống quả đào, nạc và mọng nước, đính ở trên đó là một cái “hột” hình hạt đậu có vỏ cứng, màu sẫm. Nếu nhìn trực diện cả hai phần chẳng khác nào một quả đào có hạt nằm lộn ra bên ngoài chứ không nằm ở bên trong như các loại quả thông thường khác. Nhưng thực chất “hột” này mới chính là quả thật sự, còn cái “quả” hình quả đào mọng nước kia là do đế hoa biến đổi thành.
Cây biết “sinh con” và “nuôi con”
Đó là loài vẹt dù hay còn gọi vẹt rễ lồi ( danh pháp khoa học Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam. ); một loài cây ngập mặn thuộc họ Đước Rhizophoraceae; cây thường cao từ 7 – 20 m, có khi lên tới 35 m.
Được biết đây là loài cây nhỏ, cao đến 10 m. Cây mọc ven biển hoặc trong rừng ngập mặn, thường sinh sống cùng với các cây thuộc chi Đước. Vỏ cây xù xì, màu nâu đỏ. Hoa có màu trắng kem và sớm chuyển màu nâu. Các lá đài được kéo dài, hẹp và hơi nhọn. Khi trưởng thành, quả hình thoi rơi xuống bùn theo vị trí thẳng đứng, sau đó nó nhanh chóng mọc rễ.
Điều khiến cây vẹt trở nên đặc biệt và kỳ lạ mà hiếm có loài thực vật nào làm được đó chính là khả năng “sinh con” thần kỳ của mình. Về cơ bản, cũng giống như các loài cây cỏ thực vật khác, cây vẹt đen cũng sinh sản, duy trì nòi giống bằng cách ra hoa, thụ phấn để tạo nên hạt giống. Tuy nhiên, trong khi hạt giống của các loài thực vật khác tách ra khỏi cơ thể mẹ, rơi xuống đất, từ trong lòng đất tự hấp thụ chất dinh dưỡng và bén rễ, nảy mầm thành cây con thì hạt giống của cây vẹt lại nảy mầm thành cây con ngay trên thân của cây mẹ.
Khi được cây mẹ “nuôi dưỡng”, phát triển đến một mức độ nhất định và có khả năng tự sinh sống độc lập thì lúc này vẹt đen con mới tách ra khỏi thân mẹ, rơi xuống lớp bùn, cắm rễ và tự nuôi sống bản thân. Hay nói cách khác, cách “sinh con” và “nuôi con” kỳ lạ này của cây vẹt đen cũng tương tự như hiện tượng sinh sản của các loài động vật: sau khi mang thai, sinh con, những “bà mẹ” sẽ nuôi nấng, chăm sóc những đứa con của mình cho đến khi chúng “đủ lông đủ cánh”, đủ khả năng sinh sống độc lập mới để chúng rời đi.
Đây là một hiện tượng vô cùng hiếm gặp ở các loài thực vật trên thế giới và ở Việt Nam, và cây vẹt hiện nay chính là điển hình cho khả năng kỳ lạ này. Sở dĩ cây có đặc tính này cũng là để thích nghi với môi trường sinh sống ở vùng ngập mặn, nếu như sinh sản theo cách bình thường, hạt cây sẽ bị cuốn trôi, không thể bén rễ và phát triển được.
Trên đây là nội dung chúng tôi muốn gửi đến bạn tham khảo về các loại cây kỳ lạ ở Việt Nam. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!