Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /www/wwwroot/agri.vn/wp-content/plugins/agri-text-to-speech/index.php on line 147
Nhấn vào đây để khởi tạo audio
Cây ca cao là loại cây dài ngày có giá trị kinh tế cao. Cũng giống như những loại cây khác, để sinh trưởng và phát triển cách tốt nhất thì kỹ thuật trồng và chăm sóc rất quan trọng. tuy nhiên, cây ca cao vốn là loại cây ưa sống ở tầng thấp trong rừng mưa nhiệt đới với cường độ ánh sáng yếu, độ ẩm cao. Vậy khi đưa mô hình trồng ca cao vào môi trường công nghiệp, có điểm gì cần chú ý? Chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về kỹ thuật trồng cây ca cao mang lại năng suất cao nhé.
Yêu cầu về đất trồng, đặc tính và thời vụ
– Đất trồng
Cây ca cao thích hợp trồng dưới nhiều loại đất khác nhau như: Đất xám, đất phù sa cổ, đất đỏ. Tuy nhiên, bề mặt đất thích hợp nhất để trồng cây ca cao vẫn là loại đất có thành phần có giới từ nhẹ đến trung bình, có khả năng thoát nước tootsm giàu nguồn hữu cơ, giữ ẩm tốt.
Tuy nhiên với những vùng đất kém điều kiện thuận lợi, nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây ca cao vẫn cho năng suất tốt nhất.
– Đặc tính
Nói về những đặc tính nổi bật của cây ca cao thì không thể nào kể thiếu:
+ Là loại cây công nghiệp thu trái lâu năm, trong điều kiện tốt cây có thể sống thọ đến 30 năm.
+ Cây ca cao sau khi trồng khoảng 14 tháng, được chăm sóc tốt sẽ bắt đầu ra hoa, kết trái và cho thu hoạch lần đầu tiên vào tháng thứ 18.
+ Mỗi hecta sẽ cho năng suất từ 3 – 4 tấn trái.
– Thời vụ
Cây ca cao không có yêu cầu nhất định về thời vụ trồng trong năm, tuy nhiên cây phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khi gieo trồng. Thời điểm trồng cây ca cao thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa. Với đất có đầy đủ điều kiện để cây sinh trưởng, phát triển thì mật độ trồng có thể là 3m x 3m. Với bề mặt đất kém màu mỡ hơn, mật độ trồng cây là 3m x 2,5m.
Hố trồng cây ca cao nên được chuẩn bị 2 tuần trước đó, diện tích hố trồng tối ưu nhất là 50x50x50cm.
Kỹ thuật trồng cây ca cao
Trước khi xuống cây ca cao giống khoảng 7 ngày, bà con nên sử dụng phân bón lót cho xuống hố trồng. Lượng phân bón lót có thể sử dụng là 15kg phân chuồng đã ủ hoai mục cùng 0,,5kg phân Lân và 0,5kg vôi.
Để làm rách lớp bọc nilon bên ngoài bầu đất bà con nên sử dụng loại dao sắc nhọn để tránh làm rách bầu, ảnh hưởng đến bộ rễ. Vì cây ca cao không ưa sống trong môi trường nước đọng nên tránh đặt bầu đất quá sâu, ngang bằng mặt đất là được.
Cây ca cao sau khi trồng cần được cung cấp đủ nước để giữ được độ ẩm cần thiết, giúp cây phát triển bộ rễ khỏe mạnh.
Bón phân cho cây ca cao
Cây ca cao cần lượng dinh dưỡng dồi dào để có thể phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là hàm lượng kali. Lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây ca cao sẽ phụ thuộc vào năng suất, tuổi của cây.
Để nhận biết cây ca cao chưa nhận đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết, bạn có thể dựa vào những đặc điểm như:
- Cây thiếu đạm: Lá cây thường có màu xanh nõn chuối, xanh vàng. Lượng đạm thiếu hụt quá nhiều sẽ làm cây ca cao bị rụng lá, năng suất giảm dần. Tình trạng này của cây thường sẽ xuất hiện khi cây trồng ở vùng đất kém màu mỡ và lượng đạm cung cấp cho cây quá ít.
- Cây thiếu lân: lá cây có màu không tươi, mép lá non xuất hiện màu ửng đỏ. Nếu thiếu quá nhiều lân trong nguồn dinh dưỡng nạp vào, cây sẽ rụng hết lá, chết cành.
- Cây thiếu kali: Lúc này mép lá của cây ca cao sẽ có màu vàng cam và chuyển dần sang màu xám nâu, khô và rụng nhiều.
- Cây thiếu magie: Phần thịt lá có dấu hiệu bị vàng và lan sang vị trí gân chính của mép lá.
- Cây thiếu canxi: Lá sẽ xuất hiện tình trạng héo vàng từ phần rìa sau và lan sang các gân chính.
- Cây thiếu kẽm: Chồi và lá đầu cành sẽ không phát triển, lá không thể nở lớn.
Lưu ý quy trình bón phân có cây: Cây ca cao muốn sinh trưởng và phát triển tốt thì cần nhận đủ các nguyên tố đa, trung lượng. Thông thường nhu cầu phân bón của cây sẽ tăng theo tuổi, khi năng suất cây càng lớn thì nhu cầu sử dụng phân bón sẽ càng cao.
* Bón trong vườn ươm
Bón lót: Bạn sẽ sử dụng khoảng 2kg phân hữu cơ và 0,5kg phân bón Compomix cho mỗi 1m2 liếp ương.
Bón thúc: Bà con nông dân sẽ sử dụng 20 – 30g phân bón NPK hòa cùng 10 lít nước để tưới, định kỳ 3 tuần 1 lần.
* Bón phân cho ca cao kiến thiết cơ bản
Bón lót: lượng phân bón sử dụng cho quá trình bón lót lúc này là 15kg phân hữu cơ trước ngày trồng cây khoảng 2 tuần.
Bón thúc: Trong quá trình bón thúc, nên sử dụng nhiều đạm hơn kali và lân, lượng phân bón tùy theo độ tuổi của cây.
Lượng phân bón sử dụng cho cây lúc này thường được chia thành 4 đợt. Đồng thời người trồng cây cần chú ý đến việc tỉa cành, cắt bỏ chồi ở dưới mắt ghép để cây phân bố dinh dưỡng hợp lý.
Phòng trừ sâu bệnh hại ca cao
– Sâu hại
Loại sâu hại cây ca cao thường là những giống côn trùng chích hút. Loại côn trùng này thường tập trung phá hoại cây vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh nhất, lúc ra hoa và đậu trái.
– Sâu ăn lá
Sâu ăn lá cây ca cao thường gây hại vào ban đêm,, vườn ca cao nếu bị loại sâu này tấn công sẽ trở nên cằn cỗi, còi cọc. Thông thường, những cây mới trồng sẽ dễ bị sâu ăn lá tấn công vì đây là giai đoạn kiến thiết cơ bản.
– Bọ xít muỗi (Helopeltis spp)
Loại bọ xít này thường sẽ gây hại cho cây ở phần chồi non và lá non khiến chúng xuất hiện nhiều vết thâm đen. Bọ xít tấn công làm lá chết khô, trái ca cao nứt vỏ, thối hay héo khô dần và rụng.
Chúng tôi vừa chia sẻ đến bà con nông dân thông tin liên quan đến kỹ thuật trồng cây ca cao. Agri.vn rất mong rằng khi áp dụng những kỹ thuật này, bà con nông dân có thể cải thiện tình trạng và năng suất của vườn ca cao được cải thiện. Chúc bà con thành công!