Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /www/wwwroot/agri.vn/wp-content/plugins/agri-text-to-speech/index.php on line 147
Nhấn vào đây để khởi tạo audio
Kỹ thuật trồng dâu tây ở miền Bắc được đánh giá là một phương pháp trồng dâu tây khó nhất. Về cơ bản thì khí hậu miền Bắc không phù hợp cho việc thực hiện trồng dâu tây. Chính điều này đòi hỏi người trồng cây phải nắm rõ và áp dụng được khá nhiều kỹ thuật hiện đại để có thể đảm bảo cây được sinh trưởng tốt trong môi trường, khí hậu miền Bắc. Đến với bài viết ngày hôm nay, Agri.vn sẽ giải đáp hết những thắc mắc ấy cho các bạn về chủ đề này nhé.
Trồng dâu tây ở miền Bắc cần những gì?
Để có thể sở hữu riêng cho bản thân những cây dâu xanh mướt, sai trĩu quả thì bạn phải chuẩn bị những dụng cụ cũng như kiến thức đi kèm cần thiết như:
-
Thời điểm thích hợp để trồng dâu tây
Để trả lời cho câu hỏi “Trồng dâu tây vào tháng mấy” thì thời điểm phù hợp nhất để bạn tiến hành trồng dâu tây là khoảng tháng 4 và tháng 5.
Đây là giai đoạn mà khí hậu sắp chuyển sang hè nên hết buốt giá và trở nên ấm áp hơn phù hợp cho dâu tây sinh trưởng và phát triển. Nếu bạn tiến hành trồng vào thời điểm này thì chỉ sau 2 tháng là tới mùa dâu tây, bạn đã có thể thu hoạch được những trái dâu đầu tiên.
-
Chọn giống
Hiện nay, trồng dâu bằng hạt hay bằng cây con là 2 cách được nhiều người ưa chuộng nhất để lựa chon trồng dâu tây. Nếu bạn thực hiện trồng dâu bằng hạt thì bạn phải kỹ càng và cẩn thận trong việc chăm sóc cũng như thời gian để cây cho quả sẽ dài hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn trồng bằng cây con thì dâu sẽ sinh trưởng tốt, phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, để chọn được những giống cây tốt thì bạn hãy chọn cây có chiều cao từ 10 tới 15cm và không bị nhiễm sâu bệnh.
-
Đất trồng dâu tây
Đất một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây, vì vậy bạn cần lựa chọn đất trồng thật cẩn thận. Bạn nên chọn những loại đất thịt và giàu chất dinh dưỡng để tạo điều kiện tốt cho cây phát triển.
Tưới nước
Thời điểm tưới nước thường vào buổi chiều sau khi nắng đã tắt, tưới thật ẩm đất, nếu đất của bạn giữ ẩm không tốt thì nên tưới thêm 1 lần vào buổi sáng.
Bạn nên tận dụng nước vo gạo tưới cho cây, bởi nước gạo mang lại rất nhiều lợi ích cho cây, nước gạo sẽ lên men trong đất giúp cây sinh trưởng toàn diện. Tuy nhiên chỉ tiến hành tưới nước gạo khi cây đã trồng được 1 tuần. Khi cây chưa bám rễ thì chưa được tưới. Nếu thời tiết ẩm, chỉ tưới khi đất đã bị khô.
Trồng và chăm
Mới trồng: Cây sẽ bị héo do mới tách hoặc do đứt rễ khi trồng, vì vậy bạn nên sử dụng bìa hoặc xốp, … để che nắng cho cây trong 1 đến 2 ngày đầu, vẫn cần có ánh sáng hắt. Cần thường xuyên tưới nước để giúp giữ độ ẩm cho cây.
Nếu dâu tây được trồng trong viên nén, không cần phải gỡ bỏ bầu nén, thực hiện trồng luôn cả bầu nén để rễ cây được an toàn.
-
Ra hoa, quả
Bạn nên thường xuyên quan sát cho cây, kiến thường tấn công cây rất mạnh, vì vậy bạn phải chú ý để tiêu diệt chúng, nếu không tiêu diệt kịp thời thì kiến sẽ ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh.
Nếu trồng trong chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ dàng theo dõi hơn, phòng ngừa sâu bọ. Nếu 1 cành ra quá quả con, nhiều hoa thì bạn ngắt bớt để cây tập chung nuôi để có chất lượng quả tốt.
Nếu cứ để cho cây nhiều quả thì quả sẽ tự chột, đen vừa mất chất nuôi dưỡng cho cây mà còn ảnh hưởng tới những quả khác, chúng không được phát triển đầy đủ.
-
Ra ngó
Sau khi cây đã mọc ổn định và đủ chất dinh dưỡng thì sẽ ra ngó, khi ngó phát triển tốt, mọc dài tới mức cần và đủ sẽ tự động đâm rễ để tạo ra cây con mới. Nên ngắt bỏ ngó ngay từ khi mới mọc, để cây tập trung nuôi quả và ra hoa.
Nếu bạn muốn giữ ngó để nhân giống thì khi đầu ngó mọc ra phần rễ trắng khoảng 0,5cm nên tìm đất cho ngó cắm rễ, 1 thời gian sau sẽ trở thành cây độc lập.
Lưu ý tuyệt đối không nên tách ngó khỏi cây mẹ ngay lập tức mà nên chờ khi ngó có thể phát triển độc lập rồi mới tiến hành tách vì ban đầu ngó vẫn phải phụ thuộc vào cây mẹ do chưa tự nuôi được cơ thể.
Khi ngó đã trở thành cây con có thể đánh để tạo chậu mới, gây giống… lúc này bạn tiến hành cắt dây nối giữa ngó và cây mẹ tùy mục đích của bạn.
Phân bón
Sử dụng phân bón có bán sẵn tại các của hàng vật tư nông nghiệp dạng npk trong thời kì sinh trưởng ra hoa, khi cây kết quả, nên sử dụng phân hữu cơ dynamic hay phân hữu cơ Úc giúp tạo ra quả có chất lượng tốt, cây bền hơn.
Dùng phân bò, gà đã ủ hoai trộn lẫn với đất theo liều lượng vừa phải, không được lạm dụng bón quá nhiều vì sẽ gây nóng và cây sẽ chết dần.
Không bón phân khi phân chưa được ủ hoai bởi chúng chưa nhiều vi khuẩn, sẽ làm cây bị xót và chết dần.
Phòng và trị bệnh
Phòng ngừa và chữa trị bệnh cho cây dâu tây bằng các loại thuốc chuyên có bán tại các của hàng vật tư nông nghiệp hoặc có thể bắt thủ công nếu nhìn thấy sâu.
Phun thuốc sinh học Ridomil gold phong nấm theo chu kì 1 tháng một lần.
Phun thuốc diệt côn trùng nhưng không được ăn quả ngay sau khi phun, không tiến hành phun lúc quả đang chín.
Lá vàng: cây thiếu nắng, thiếu chất, thiếu nước.
Cây mọc quá dầy: tỉa bớt những lá già, tách cây con để trồng vào chậu mới.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong cách trồng dâu tây ở miền Bắc cũng như cách chăm sóc loại cây quý báu này rồi. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình một khóm hay một vườn dâu tây với những trái chín mọng tại cái thời tiết của khí hậu miền Bắc này nhé. Chúc các bạn thành công!