Đất Trồng Hoa Hồng Leo Và Cách Trồng

0
1640
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Đất trồng hoa hồng leo có gì khác biệt so với những loại đất trồng hoa hồng khác? Chắc chắn đây cũng là một trong những nội dung về trồng trọt được những người yêu hoa quan tâm nhất trong thời gian gần đây. Không để bạn chờ lâu, trong nội dung bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn về đất trồng hoa hồng leo và cách trồng. Mời bạn cùng theo dõi bài viết với Agri.vn nhé!

Đất trồng hoa hồng leo cần được trộn theo đúng tỷ lệ các chất để tạo môi trường tốt nhất cho cây sinh trường
Đất trồng hoa hồng leo cần được trộn theo đúng tỷ lệ các chất để tạo môi trường tốt nhất cho cây sinh trường  

Nội dung chính

Đặc điểm của hoa hồng leo

Còn có tên gọi khác là hoa hồng dây, tên khoa học của hoa hồng leo là Rosa spp, nguồn gốc từ châu Âu.

  1. Đặc điểm hình thái

– Hoa hồng leo có thân gỗ, thân leo, các cành buông rủ. Cây leo bằng cách dựa vào cây khác hoặc bám vào khung dựng có sẵn như tường, rào,…

– Gốc thân cây hóa gỗ, ở trên có phân chia thành nhiều cành. Các cành đều được phủ đầy gai nhọn.

– Tán lá hoa hồng leo rậm rạp, có thể vươn cao đến 3m.

– Lá kép hình lông chim, mỗi lá lại chứa từ 5 – 9 lá kép. Phiến lá hình ovan, có răng cưa ở mép.

– Bông hoa hồng leo đơn tính, to, nở bung rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau như hồng, tím, đỏ, trắng… Mỗi bông có nhiều cánh dày, xếp lớp quanh một trụ tròn, đường kính 6 – 8 cm. Hoa hồng leo thường nở vào khoảng tháng 4 – tháng 5, tỏa hương thơm dịu nhẹ.

– Quả hình cầu dẹp, màu đỏ gạch.

  1. Đặc điểm sinh thái

– Hoa hồng leo là loài cây ưa nơi thoáng, mát mẻ, thích hợp sống ngoài trời nhưng không chịu được cái nắng quá gay gắt nên hoa hồng leo thường trồng nhiều ở những vùng ôn đới.

– Loài hoa này có sức sống tốt, khỏe mạnh, dễ dàng chăm sóc.

– Tốc độ sinh trưởng trung bình.

Ở nước ta, khu vực tốt nhất để nuôi trồng tốt hoa hồng leo là ở phía Bắc hoặc vùng Cao nguyên.

Đất trồng hoa hồng leo

Để trộn đất trồng hoa hồng leo, có thể trộn theo tỉ lệ như sau: 50% đất màu có độ dẻo: 20% trấu: 20% đất sạch : 5% phân chuồng hoa mục: 5% phân hữu cơ vi sinh. Tất cả được trộn đều rồi ủ trước khi trồng hoa vài ngày.

Ở phía dưới đáy chậu cũng cần lót vào mẩu xốp hoặc một lớp trấu khô để đề phòng hoa hồng bị ngập úng, gây thối gốc, chết cây.

Bạn nên lưu ý cân đối tỷ lệ các thành phần trong đất trồng hoa hồng leo
Bạn nên lưu ý cân đối tỷ lệ các thành phần trong đất trồng hoa hồng leo

Cách trồng hoa hồng leo trong chậu

Bón một ít phân lót ở dưới đáy chậu sau đó dùng kéo cắt bỏ bao đất bọc ở gốc cây, giữ nguyên bầu đất. Đặt cây hoa hồng vào ngay chính giữa chậu, từ từ bỏ giá thể, đất trồng đã được trộn sẵn vào đầy chậu. Dùng tay ấn nhẹ cho chặt gốc. Lưu ý là không lấp giá thể đất trồng qua mắt ghép.

Sau khi trồng, dùng một thanh tre nhỏ cắm vào chính giữa chậu, lấy dây buộc cố định cây hồng vào thanh tre để tránh trường hợp bị gió hay tác động bên ngoài làm lỏng gốc. Tưới đẫm nước cho cây hoa hồng leo mới trồng vào lần đầu tiên. Đem để ở trong mát khoảng 3 – 5 ngày rồi mới đưa ra ngoài phơi nắng dần dần.

Cách chăm sóc hoa hồng leo

Tưới nước

Vào mùa khô, nên tưới nước cho hoa hồng leo 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn khi mát trời. Khi tưới nước, chỉ cần tưới ở quanh gốc, tránh tưới nước lên trên lá và hoa để đề phòng nấm và bệnh hại.

Vào mùa đông, cách 2 – 3 ngày tưới nước 1 lần, lượng nước tưới ít lại do độ ẩm trong không khí vào thời điểm này khá cao, nếu tưới nhiều sẽ dễ khiến cây bị ngập úng, dễ sâu bệnh. Đặc biệt, tuyệt đối không được tưới nước cho cây vào ban đêm, như vậy sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển.

Thay đất

Nếu bạn trồng hoa hồng leo trong chậu, sau khoảng 1 năm đất trồng cho cây đã cạn kiệt, không gian không đủ cho rễ cây phát triển; nếu sử dụng phân hóa học sẽ khiến đất bị chai không thể cải thiện được; cây cũng có hiện tượng lá bị già, khô héo, cành khẳng khiu….

Đó là thời điểm cần phải thay đất, thay chậu cho hoa hồng leo.

Trước khi thay chậu, nên ngừng tưới nước khoảng 1 ngày để tránh hiện tượng võ bầu, sau đó nhấc toàn bộ cây hồng leo với bầu cây ra khỏi chậu để trồng sao chậu mới với giá thể mới đã được trộn đủ dinh dưỡng cho cây.

Sau khi thay chậu, cần tưới đẫm nước cho cây. Tưới từ từ cho đến khi nước chảy ra từ đáy chậu thì ngưng. Kết hợp thay chậu là tiến hành tỉa bớt những cành già, dài, lá vàng úa để cây sinh trưởng tốt hơn.

Cây hoa hồng leo sau khi thay đất và chậu cần đảm bảo chế độ tưới nước
Cây hoa hồng leo sau khi thay đất và chậu cần đảm bảo chế độ tưới nước

Ánh sáng

Hoa hồng leo là loài ưa ánh nắng mắt trời, thích hợp trồng ở những nơi mát mẻ, thoáng đãng, có thời gian chiếu sáng ít nhất 6 tiếng/ ngày. Tốt nhất, nên đặt cây ở hướng Đông để có thể đón được ánh sáng mặt trời vào buổi sáng.

Có hai cách trồng hoa hồng leo hiệu quả nhất là giâm cành và gieo hạt.

Cắt tỉa

Với cây hoa hồng leo, nên tỉa bớt những cành nhỏ, hoa tàn nên tỉa bỏ đoạn tầm 2 – 3 đốt lá vì những mầm ở đốt lá này sẽ làm cây yếu, tạo ra những bông hoa nhỏ; tỉa bớt những mầm phụ.

Phòng trừ sâu bệnh

Để phòng ngừa sâu bệnh cho cây hoa hồng leo cần chú ý một số điểm sau:

– Khi tưới nước, tránh tưới trực tiếp lên hoa và lá, nhất là vào ban đêm, như vậy sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn gây hại hình thành, phát triển và gây bệnh cho cây.

– Nếu cây bị nấm: Tiến hành xịt luân phiên một số loại thuốc trị nấm định kỳ 7 ngày/lần.

– Nếu cây bị bọ trĩ: Xịt thuốc Confindor khoảng 7 – 10 ngày/ lần.

– Nếu cây bị nhện đỏ: Xịt một số thuốc trị bệnh như Alphamite 20 ngày/lần.

Lưu ý phòng trừ sâu bệnh định kỳ cho cây để cây phát triển khỏe mạnh
Lưu ý phòng trừ sâu bệnh định kỳ cho cây để cây phát triển khỏe mạnh

Trên đây là những thông tin liên quan đến đất trồng hoa hồng leo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng với thông tin bài viết này bạn sẽ có được kỹ thuật tốt nhất để trồng và chăm sóc cây hoa hồng leo. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của Agri.vn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây