Giá cá rô đồng cần tới lúc cập nhật rồi bà con ạ, xuân đang về và năm mới đang hò hét sự cập nhật thị trường đấy ạ. Tuy nhiên, chỉ cập nhật giá cá rô đồng thì có vẻ hơi bình thường quá, thế thì tôi xin chia sẻ một số bí kíp nuôi và phân biệt cá rô đồng nhé. Bí kíp bí mật hơi bị công khai đấy, mọi người tập trung thôi nào.
Giá cá rô đồng
Giá cá rô đồng cũng có phân biệt cá tự nhiên và cá nuôi nữa đấy, cá tự nhiên phải được đánh bắt và số lượng ít hơn nên giá cá rô đồng tự nhiên sẽ cao hơn giá cá rô đồng nuôi.
Giá cá rô đồng tự nhiên tầm khoảng 80 – 100 nghìn đồng một kg, còn giá cá rô đồng nuôi thì rẻ hơn với mức giá cá rô đồng là 50 – 60 nghìn đồng một kg.
Vì cá nuôi có số lượng lớn và chất thịt ít thơm béo hơn cá tự nhiên nên giá cá rô đồng nuôi sẽ thấp hơn giá cá rô đồng tự nhiên.
Một số cơ sở phân phối trái mùa có thể bán cá với mức giá cá rô đồng nuôi là 100 – 120 nghìn đồng một kg.
Nuôi trồng nâng cao giá cá rô đồng
Nuôi sao cho không lo mất giá cá rô đồng
Cá rô đồng đang dần thu hút nhiều người tiêu dùng với mức giá cá rô đồng không biến động quá nhiều qua các năm, đặc biệt là vào mùa hè khi những nồi cá rô kho vàng ươm trở thành món ăn quen thuộc mỗi bữa cơm.
Mô hình nuôi cá rô đồng trong ao để mang lại kết quả đáp ứng yêu cầu giá cá rô đồng lãi hơn cả vốn sau đây chắc chắn sẽ không làm bà con thất vọng.
Đặt ao nuôi cá
Ao nên được đặt gần nguồn nước sạch, chủ động về nguồn nước để việc cấp phát được thuận tiện.
Vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ các bụi rậm, cỏ dại mọc dày đặc để không gian được thông thoáng, ánh sáng và không khí được đảm bảo thoải mái.
Bên cạnh đó việc làm trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật có lợi cho cá phát triển, các loại lá cây, cỏ dại không tràn xuống ao làm ô nhiễm, tù đọng nguồn nước.
Nên đào ao ở những nơi không cản trở hoạt động giao thông – vận tải.
Nếu ao đã cũ chứ không phải mới đào thì vẫn có thể cải tạo để dùng nuôi cá.
Diện tích ao tốt nhất nên khoảng 1000 mét vuông, sâu khoảng 1,5 – 2m, nhưng tùy vào điều kiện mỗi người dân, hộ gia đình mà cân nhắc, miễn sao có điều kiện thuận lợi cho công tác nuôi trồng và quản lý.
Bờ ao phải được đắp chắc chắn, đất là đất thịt để không bị mất nước và cũng không có tình trạng úng, tắc.
Lấp hết hang hốc để cá không thoát ra ngoài. Nện đất và đắp chắc chắn để bờ không bị sạt lở hay ảnh hưởng mỗi mùa lũ đến.
Bờ cách mặt nước từ 0,3 – 0,5m là tốt nhất. Rào lưới xung quanh ao, hoặc dựng tường lên chắn lại.
Lưới nên có chiều cao vừa với bờ, có nghĩa là nếu bờ cao 0,3 – 0,5m tính từ mặt nước thì lưới cũng có chiều cao tương ứng tính từ mặt nước.
Như vậy thì cá sẽ không thất thoát ra ngoài, nước không bị tràn, đặc biệt là khi mùa lũ đến.
Không nên để lại các loại cây rậm rạp, tán rộng trên bờ hoặc trồng các loại cây như thế, vì lá cây rụng xuống có thể làm thối, ô nhiễm nguồn nước.
Đặc biệt khi các loại lá rộng tù đọng trên một khu vực nước sẽ khiến nước bị thối một khu vực nhưng nhìn chung nước vẫn trong vắt nên khó nhận ra tình trạng, trong khi đó điều kiện nước không thuận lợi cho các động vật có lợi cho cá phát triển.
Nhiều cây quá với độ che phủ lớn sẽ không đảm bảo nguồn ánh sáng, nhiệt độ nước cũng chênh lệch thấp hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Cây cũng là nơi trú ẩn cho rắn, chuột,… các loài có hại và có tính đe dọa đối với cá.
Hãy chuẩn bị tốt từ công tác đầu, như vậy thì năng suất mới đảm bảo giá cá rô đồng bù được vốn và sinh lời lãi bà con ạ.
Không nên bơm nước quá thấp, nhiều bà con sau khi phơi ao và bơm nước đến 40 – 50cm thì dừng lại để bón phân tạo màu nước, nhưng sau đó dừng lại không bơm nữa.
Như vậy sẽ khiến nhiệt độ các tầng nước không có sự chênh lệch cần thiết, khi trời nóng sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến cá và làm cá yếu đi, suy giảm tốc độ sinh trưởng.
Mực nước thấp làm các loại rong, cỏ,… phát triển quá rậm rạp chiếm đi không khí trong nước, lượng khí oxi hòa tan thấp.
Dễ xảy ra hiện tượng ứ đọng, thối rữa trong đáy nữa bà con ạ, hơn nữa khi cá lớn dần thì mật độ nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng.
Đáy ao đắp bằng phẳng, không lồi lõm, và hơi nghiêng về phía ống thoát nước.
Nên để lại một lớp bùn tự nhiên dày 15 – 20cm ở dưới đáy ao.
Nhưng không để lại lớp bùn quá dày hoặc tích tụ quá lâu, như thế sẽ sinh ra nhiều khí độc trong nước, vi sinh vật có hại sinh sôi.
Như vậy năng suất sẽ giảm, giá cá rô đồng sẽ bị hạ thấp đấy.
Vệ sinh, phát quang ao và bờ ao để diệt sạch cỏ dại, rong,… và vét đi cá thừa (nếu có).
Bón vôi với lượng 7 – 10kg trên 100 mét vuông để khử trùng, sát khuẩn. Phơi ao từ 3 – 4 ngày, tới khi có vết chân chim là được.
Khi phơi ao xong thì bơm nước vào, trước tiên bơm khoảng 40 – 50cm thì dừng lại bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoại.
Nếu dùng phân chuồng thì nên dùng phân heo, gà, vịt chứ phân các loại gia súc khác không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn không đủ dinh dưỡng.
Việc bón phân không chỉ tạo màu cho nước mà còn tạo ra nguồn thức ăn, dinh dưỡng tự nhiên cho cá.
Nếu nuôi trồng cá gần khu vực chăn nuôi khác thì lượng mùn trong đất tương đối cao, nên không nhất thiết phải bón phân.
Nếu dùng phân gà, lợn,… thì lượng dùng khoảng 20 – 30kg trên 100 mét vuông, nếu là các loại phân hóa học như ure, NPK thì giảm xuống còn 0,3 – 0,5kg.
Phân hóa học (phân vô cơ) làm nước lên màu nhanh chóng nhưng hạn chế sử dụng, cùng lắm chỉ nên dùng khi cần làm xanh nước với nồng độ cao.
Khi bơm nước thì phải có hệ thống lọc hoặc lắp lưới nơi ống bơm nước để cá tạp, vi sinh vật mang mầm bệnh lọt vào ao nuôi.
Thả con giống như thả đi miếng liêm sỉ
Đối với những nơi có nhiệt độ khá thấp thì nên thả giống từ sớm, bắt đầu từ tháng 3 – 4 là vừa đẹp.
Con giống thì chọn mua ở những cơ sở uy tín, cá bơi khỏe, kích thước đồng đều, không xây xát hay bệnh tật là được. Đợi bán ra giá cá rô đồng sẽ ngay lập tức bù vốn thôi bà con ạ.
Nếu con giống đạt lượng 500 – 700 con/kg thì thả 30 – 40 con trên một mét vuông.
Thả cá vào thời điểm thời tiết dễ chịu, mát mẻ và không nhạy cảm, như là lúc sáng sớm hoặc chiều dịu là hợp nhất.
Chăm sóc cá rô đồng
Nên dùng thức ăn công nghiệp nuôi cá là chính, thức ăn để ở dạng viên thả nổi.
Trong tháng đầu thì thức ăn có độ đạm lớn hơn 35%, kích thước nhỏ hơn 1mm, thức ăn chiếm 8 – 10% trọng lượng cá.
Đến hai – ba tháng sau thì độ đạm giảm còn 30 – 35%, kích thước thức ăn bé hơn 2mm, thức ăn chiếm 5 – 7% trọng lượng cá.
Tiếp đến tháng thứ 4 – 5 thì độ đạm là 25 – 30%, cỡ viên bé hơn 2,5mm, chiếm dưới 5% trọng lượng cá.
Bà con cũng có thể kết hợp các nguồn thức ăn từ nông nghiệp như tấm, cám, rau xanh, bột cá, cá tươi,…
Lượng đạm vẫn cần được đảm bảo.
Ngày cho cá ăn hai lần vào sáng và chiều muộn. Không cho cá ăn thừa mứa, vụn thừa lại tích tụ sẽ gây ô nhiễm.
Định kỳ thay 20 – 30% nước trong ao, nếu nước bị bẩn nặng thì nên thay nhiều hơn.
Kiểm tra, quan sát kỹ các thiết bị, ao và bờ ao để kịp thời xử lí các tình huống có thể phát sinh.
Mùa mưa đến thì rải vôi bột quanh bờ để củng cố bờ ao.
Thu hoạch chờ đón giá cá rô đồng đi lên
Nuôi được khoảng 4 – 5 tháng khi cá đạt 80 – 100g thì có thể thu hoạch, từ từ rút cạn nước rồi dùng lưới gom cá lại.
Phân biệt cá rô đồng
Khi bà con ra chợ, thường sẽ thấy các trường hợp nhầm lẫn cá rô đồng tự nhiên và cá rô đồng nuôi.
Vậy hãy thủ cho mình bí kíp nhìn rõ “cánh bướm dối gian” và lật tẩy chiêu trò lươn lẹo của người bán nhé.
Cá rô đồng tự nhiên thường khá bé, chỉ cỡ hai, ba ngón tay, trong khi cá nuôi với mức giá cá rô đồng thấp hơn thì có kích thước gấp hai, ba lần cá tự nhiên.
Thân cá tự nhiên đen xám và ngả đen nhiều, còn cá nuôi thì hoàn toàn màu xám.
Thân cá tự nhiên hơi tròn, to và rất khỏe, thả vào chậu thì hoạt động rất năng nổ, còn cá nuôi thì mập mạp, béo tròn và thường nằm yên.
Nhìn chung thì cá rô đồng tự nhiên hay nuôi đều nhiều xương, nhưng cá rô đồng tự nhiên ít thịt hơn vì khá bé, nhưng thịt chúng thơm hơn, xương giòn hơn. Còn cá nuôi thì thịt dày, dễ lóc nhưng không thơm bằng cá tự nhiên.
Tôi xin dừng lại tại đây thôi, bà con hãy cố gắng bắt kịp thị trường và chọn cho mình mức giá cá rô đồng phù hợp nhất nhé. Hẹn gặp mọi người sau nè.
Xem thêm: