Hướng dẫn chăm sóc cây sầu riêng hoàn chỉnh từ cây con đến khi thu hoạch

0
835
Huong dan cham soc cay sau rieng

Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /www/wwwroot/agri.vn/wp-content/plugins/agri-text-to-speech/index.php on line 147
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nội dung chính

Phần 1: Chăm sóc Cây sầu riêng giai đoạn cây mới trồng đến năm thứ 4 (thời kỳ kiến thiết cơ bản).

Tác giả: Luân Vũ

Do có nhiều bạn quan tâm về việc chăm sóc cây sầu riêng hoàn chỉnh từ cây con đến khi thu trái nên mình viết bài này mong là sẽ giải đáp được phần nào các thắc mắc của các bạn trong nhóm của chúng ta.

1. Chọn giống sầu riêng

Hiện nay cả nước có rất nhiều giống đã và đang được trồng với quy mô và diện tích từ nhỏ đến lớn để kinh doanh, tự cung cho nhu cầu của gia đình. Trong đó nổi bật là 2 dạng: loại cây ghép và trồng từ hạt của những giống bản địa.

Các giống ghép phổ biến như: Monthong, Ri6, Musangking, Blackthorn, kandao, chuồng bò, óc khỉ… Về giống trồng từ hạt bản địa có 3 nhóm chính là khổ qua da xanh, Bí rợ da xanh và 1 loại quả tròn hạt to cơm mỏng được trồng phổ biến ở Tây Nguyên, Long Khánh Đồng Nai.

Nhìn chung mổi loại có ưu nhược điểm riêng cũng như là thị phần tiêu thụ cũng khác nhau. Giống ghép thì yêu cầu chăm sóc cao, năng suất cao hơn và thị trường tiêu thụ mạnh nên thích hợp trồng thương mại.

Còn các giống bản địa thì công chăm sóc sẽ ít hơn, dể đậu trái cũng như năng suất cũng cao, vị thơm ngọt đậm hơn các giống ghép. Tuy nhiên do phần ăn được ít hơn nên ngày nay cũng ít người ưa chuộng. Một vấn đề nửa là trồng từ hạt thì độ đồng nhất sản phẩm thu được là không thể do tính biến dị cao khi sầu riêng được thụ phấn.

Lựa chọn loại nào thì ta đi sâu khai thác mặt mạnh của nó và giảm thiểu các nhược điểm mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn được.

2. Chăm cây sầu riêng con

Bec-tuoi-Sau-rieng-S2000

Cây con bất kỳ loại nào không riêng gì cây sầu riêng khi mới trồng đều có đặc điểm là bộ rễ còn kém, dể sâu bệnh khi cây còn chưa vươn lên khỏi độ cao an toàn (trên 1,5m). Vì thế trong giai đoạn này cần chăm sóc đặc biệt vì đây là thời kỳ để ta kiến tạo bộ móng và khung sườn cho cây. Cây có bộ móng tốt và khung khỏe mạnh thì sẽ cho năng suất và phẩm chất trái tốt hơn.

Nước là yếu tố không thể thiếu khi cây còn nhỏ. Tùy điều kiện địa hình và vùng canh tác mà có hệ thống tưới cho hợp lý, tiết giảm thấp nhất công lao động cũng như chi phí đầu tư.

Ở vùng đồng bằng có thể tận dụng hệ thống mương líp để tưới tát qua 2 bên sẽ giảm rất nhiều chi phí đầu tư so với hệ thống ống tưới chạy từng gốc cây. Còn ở vùng cao (trung du, đồi núi) buộc lòng phải đầu tư tưới ống và béc chạy khắp vườn mới đảm bảo đủ ẩm cho cây phát triển khi còn nhỏ và cũng hạn chế lượng hao hụt cây giống cho người trồng.

Dạng chạy ống cũng rất đa dạng từ ống HDPE, ống PVC, ống PE mềm… béc cũng đa dạng từ nhỏ giọt, phun mưa, cũng như tập trung khu vực gốc.

Giử ẩm hợp lý là 1 phương pháp thúc đẩy hệ thống rễ phát triển nhanh từ đó cây được nuôi dưởng tốt sẽ phát triển mạnh hơn. Thông thường nên tưới vào buổi chiều mát, vì vừa chống sốc cho hệ rễ vừa giử ẩm được thêm 12 tiếng ban đêm.

Nếu chủ động được khung giờ tưới hợp lý cây sẽ phát triển tốt hơn tưới loạn xạ không có khung giờ nhất định. Nước cũng là con đường cung cấp dinh dưởng bổ sung chính cho cây cả lúc còn nhỏ và khi cây đã vào kinh doanh.

Tham khảo: Dịch vụ thi công lắp đặt hệ thống tưới sầu riêng

3. Phân bón cho cây con

Ky thuat tuoi sau riengCó 2 dạng là hữu cơ và vô cơ (hóa học). Tùy mục đích sử dụng thì ta có liều lượng và cách sử dụng cũng khác nhau.

Phân hữu cơ hiện nay cũng rất đa dạng

Dạng bột hoặc viên nén: phân chuồng ủ hoai mục,phân trùn quế, phân rác, phân hữu cơ vi sinh (có khoáng và không khoáng). Dùng để bón lót và bón tập trung vào các thời điểm nhất định trong năm như giao mùa giửa mùa khô và mùa mưa hay định kỳ trong năm.

Thông thường lượng bón lót ban đầu vào khoảng 10kg/gốc và bổ sung thêm 2-5kg mổi lần sau đó. Lượng này cộng thêm tấp tủ hữu cơ sẽ tạo độ phì nhiêu cho đất giúp cây có 1 cái nền vững chắc sau này. Đến năm thứ 2 trở đi lượng hữu cơ được bón trên mổi gốc sẽ tăng lên tùy điều kiện, tốt nhất là khoảng 30kg phân chuồng cho 1 gốc mổi năm để tạo dinh dưởng cũng như môi trường ổn định cho cây phát triển tốt, khỏe mạnh.

Phân dạng lỏng

Phân chuồng ủ nước, phân đạm cá, đậu nành, chuối, dịch ủ xương động vật, dịch thủy phân canxi từ vỏ trứng hoặc các loại vỏ hải sản,các loại rau củ…

Loại này được dùng để bổ sung thêm dinh dưởng cho cây trồng qua từng thời điểm hay từng giai đoạn sinh trưởng của cây trong năm. Ví dụ: đạm cá hay đậu được bổ sung khi cây đang chuẩn bị ra đọt non hoặc là bộ lá đã chuyển già hết để thúc đẩy bộ lá phát triển mạnh hơn.

Dịch chuối để bổ sung khoáng, enzyme cũng như kali giúp cây và bộ lá phát triển cứng cáp hơn.

Dịch ủ các loại rau củ cung cấp khoáng vi lượng. Hổn hợp dịch thủy phân các loại phân chuồng thì có độ cân bằng dinh dưởng hơn sẽ giúp bổ sung các đa trung vi lượng đồng đều được sử dụng khi lá chuyển già tích tụ nội năng chuẩn bị ra cơi đọt mới…
Cách tự làm các loại phân này mình sẽ chia sẽ trong 1 bài viết khác.

Phân hóa học

Đa phần được bổ sung khi cây còn nhỏ vì tính hấp thụ nhanh, cải tạo thể lực cây tốt và nhanh hơn các loại hữu cơ với lượng sử dụng hợp lý. Ban đầu mình khuyến cáo là dùng tưới gốc với liều tầm 30-50g/ gốc đối với các loại vô cơ nhanh tan( 30-10-10 ; 20-10-10; 20-20-15…).

Định kỳ tầm 1 lần trong 7-10 ngày sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn. Ngoài ra còn thêm các loại kích thích rể phát triển như Atonik, N3M, Humic, Fuvic…với liều chỉ 1/2 so với hướng dẩn trong 3 tháng đầu khi cây ra đất sẽ giúp cây khỏe hơn và giảm thiểu cây chết hơn sau khi trồng.

4. Khống chế sâu bệnh hại.

Huong dan cham soc cay sau rieng

Tạo thông thoáng, giử đa dạng sinh học để giảm thiểu các loại dịch hại bùn phát. Tuy nhiên vẩn phải dự trữ sẳn các loại chế phẩm vi sinh sẳn, để xử lý khi có điều kiện bất lợi phát sinh.

Khống chế sâu rầy và côn trùng hiện nay có nấm 3 màu, BT, và các loại tinh dầu, giấm gổ, long não…. 2 đối tượng chính đáng lo nhất là rầy xanh và sâu đục nhánh. Các bạn nên lưu tâm về mật độ cũng như gây hại của 2 loại này để chủ động phòng trừ.

Trên bệnh về nấm thì có :Ketomium, Tricoderma,…. bệnh về vi khuẩn có các loại nấm kháng sinh: Penicilium, Streptomyses…quản lý khá tốt.

Nguyên tắc là phòng là chính, đừng để bùn thành dịch mới trị thì đã thiệt hại và khó khăn, tốn chi phí hơn. Có thể chủng các loại này nuôi tại gốc kết hợp với các loại phân hữu cơ.

Qua đó tạo sẳn 1 hệ sinh thái đối kháng có sẳn tại gốc cây để khống chế sâu bệnh hại. Thông thường thì mình sẽ cấy lại sau 3 tháng.

5. Tỉa cành tạo tán cây sầu riêng

Tạo tán cây sầu riêng

Khi cây còn nhỏ trong 2 năm đầu chỉ nên tỉa nhẹ các cành bị khô ngọn và tuyển các chồi phát triển không đúng vị trí hoặc sâu bệnh. Không nên tỉa nhánh con quá sớm sẽ làm lép thân nhánh khi cây chưa phát triển đầy đủ. Sau 2 năm có thể tiến hành tỉa các nhánh con bên trong để kích thích cây nuôi nhánh tập trung hơn.

Việc cắt đọt cũng là 1 việc nên cân nhắc, với các giống sầu riêng ghép thì cắt đọt quá sớm sẽ làm mất dàn tàn nhánh từ 3m đổ lên. Dàn nhánh này sau này là dàn nhánh quyết định năng suất của cây sầu riêng. Nên các bạn cần phải xem xét thật kỹ lưởng trước khi áp dụng.

Nói chung để tạo cây khỏe phải làm sao độ ẩm quanh vùng rễ ổn định, đất nền tơi xốp, đủ dinh dưởng thì cây phát triển mạnh liên tục. Sức đề kháng cây tốt hơn với các yếu tố sâu bệnh hại.

Thăm vườn để tìm hiểu sâu bệnh thì các bạn có thể đi lúc nào trong ngày cũng được. Nhưng để kiểm tra thể lực cây các bạn nên thăm vườn vào từ 5-6 giờ chiều. Khi đó cây sử dụng hết năng lượng được cung cấp vào buổi tối lúc ngủ nghĩ nên nhìn mặt lá, độ bóng, lớp phấn, hình thái lá rất dể đánh giá được thể trạng của cây. Nếu cây bị hụt năng lượng nội tại có thể bổ sung bằng các enzyme từ nước ép thực vật lên men, thảo dược lên men…

Lời tác giả: Tới đây mình xin kết thúc phần Chăm sóc cây con (từ khi xuống giống đến năm thứ 4). Bài tới mình sẽ viết về cách chăm cây trưởng thành từ làm trái đến phục hồi sau thu hoạch.
Các bạn nhớ đón xem nhé. cảm ơn rất nhiều.
Mọi đóng góp xin comment phần nào thiếu xót mình sẽ bổ sung nhé😁
Chúc các bạn thực hành tốt.

Kính mời các bạn tham khảo tiếp Phần 2: Chăm sóc cây sầu riêng Thời kỳ thu hoạch

Thân chào các bạn. Tác giả Luân Vũ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây