Vườn bưởi da xanh mới trồng là giai đoạn rất nhạy cảm, sức đề kháng yếu, bộ rễ và tán cây chưa hoàn thiện, cùng tỷ lệ bị sâu bệnh hại tấn công mỗi đợt ra trồi non là rất cao. Bà con nông dân vẫn luôn muốn tìm hiểu cách chăm sóc vườn bưởi da xnah trong giai đoạn này? Vậy bà con đừng vội lướt qua nội dung bài viết của Agri.vn dưới đây nhé!
Trồng bưởi da xanh vào mùa nào
Có khá nhiều quan điểm vào thời vụ trồng tốt nhất của bưởi da xanh, trước đây theo kinh nghiệm trồng bưởi da xanh của nhiều người, là nên chọn vào đầu mùa mưa để tận dụng nguồn nước tưới. Tuy nhiên trong điều kiện mưa kéo dài, độ ẩm cao nên nguy cơ nấm vi khuẩn xâm hại tăng lên. Cụ thể là rầy chổng cánh, chúng bùng phát mạnh mẽ và là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh điển hình trên cây có múi như vàng lá gân xanh, vàng lá Greening…
Từ thực tế nghiên cứu các chuyên gia khuyên : bà con nên trồng bưởi da xanh vào thời điểm tháng 9 – 12 sẽ giảm thiểu được rất nhiều chi phí phòng ngừa sâu bệnh. Chỉ cần đảm bảo độ ẩm trong đất tốc độ sinh trưởng của cây sẽ nhanh hơn rất nhiều so với mùa khô, nên bổ sung nước tưới 2 – 3 ngày/lần.
Tiêu chuẩn chọn giống bưởi da xanh
Hiện nay chủ yếu dùng 2 loại là chiết hoặc ghép, cả hai đều có mức sinh trưởng tương đương. Nhưng nên ưu tiên bưởi chiết bởi nó kế thừa gần như hoàn toàn đặc tính tốt của cây mẹ, giúp trái sau này có chất lượng cao hơn.
Đồng thời, cũng có khá nhiều giống bưởi da xanh, nhưng tốt nhất vẫn là loại không hạt, tôm khô ráo tay, màu đỏ hồng đẹp
Với giống bưởi da xanh ghép: Vị trí từ gốc đến mắt ghép 60cm, đường kính 1.5 – 2cm, cành lá xanh tốt không có biểu hiện sâu bệnh.
Với giống bưởi da xanh chiết: chiều cao 60 – 70 cm, có 2 – 3 nhánh, rễ mọc đầy đủ, bầu đất chắc chắn, cành lá xanh tốt
Thiết kế vườn bưởi da xanh
Do bưởi da xanh là loại cây ưa cạn, nên những khu vực trũng nước, tầng canh tác thấp, do đó bà con cần đào mương và sẻ rãnh, để cây vẫn hấp thu tốt dinh dưỡng mà không bị ngập úng trong mùa mưa.
Khi đã thiết kế vườn trồng xong cần tiến hành rải vôi toàn bộ bề mặt vườn, để trung hòa độ PH trong đất, cũng như ngăn ngừa mầm bệnh. Hoặc tập trung 200g/ hố. Cần thực hiên trước khi trồng 1 – 2 tuần.
Nên chuẩn bị thêm một số cây dự phòng, vì trong quá trình trồng không thể tránh khỏi có những cây xuất hiện bệnh vàng lá, ghẻ lá. Lúc này nên thay thế luôn bởi chúng bị nhiễm từ cây mẹ, để tránh lây lan thì nên đào bỏ và thay thế cây khỏe mạnh, để toàn bộ vườn bưởi có sự phát triển đồng đều, tiện chăm sóc và thu hoạch về sau.
Cách chăm sóc vườn bưởi da xanh mới trồng
-
Phân bón
Vận chuyển cây giống vào ngày trời mát, để cây xuống giống không bị xót rễ.
Khi mang về không nên trồng ngay, nên để cây trong bón râm từ 1 – 2 tuần để cây lấy lại sức, tránh hao hụt khi xuống giống.
Nếu cây có trồi non, nên loại bỏ vì khi tiếp xúc với môi trường trồi sẽ héo. Đồng thời điểm này rễ sẽ có nhiều rễ cám, nếu trồng ngay thì cây sẽ bị suy yếu.
Do được bón lót trước khi trồng nên gần như mặt dinh dưỡng ta không cần quá lo lắng, chỉ cần bổ sung nước tưới mỗi khi đất có dấu hiệu bị khô.
Tiến hành che mát nếu thời tiết nắng gắt, cần dựng bộ khung vững trãi để không bị đổ khi gặp gió lớn.
Để tăng sức sinh trưởng cây bưởi da xanh, cứ 2 tháng ta có thể bón 40 g DAP 18 – 4 – 6
Lưu ý:
Trong giai đoạn kiến thiết bà con hay tận dụng phần đất chống để xen cây trồng khác, nhưng cần hết sức lưu ý trồng loại cây gì và mật độ bao nhiêu để bưởi da xanh không bị cạnh tranh dinh dưỡng, không bị sâu bệnh xâm hại và thiếu ánh sáng quang hợp. Có như vậy việc “lấy ngắn nuôi dài” mới phát huy tác dụng.
-
Phòng trừ sâu bệnh
Chăm sóc bưởi da xanh mới trồng hết sức quan trọng, phải đảm bảo cây lớn khỏe, nhiều cành tán để chuẩn bị cho giai đoạn mang trái sau này. Tuy nhiên thời kỳ này người trồng cũng rất đau đầu khi phải đối mặt với nhiều sâu bệnh hại nguy hiểm, tốc độ lây lan lớn, khó phòng trừ như: bệnh ghẻ, loét, vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ…
Ngoài ra rệp sáp sâu, sâu vẽ bùa, sâu ăn trồi non… cũng khiến nhà vườn hết sức lo ngại. Chúng khiến lá quăn queo, trồi đọt yếu, cây sinh trưởng chậm ảnh hưởng tới cây trong giai đoạn sau.
Theo các nhà chuyên môn nhà vườn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cây ra đọt mạnh, đồng loạt kết hợp phòng ngừa ngay từ đầu sẽ làm giảm đáng kể sự tàn phá của các loại sâu rầy giai đoạn sau.
Có giải pháp khá hay đó là tưới thuốc trừ sâu lưu dẫn: CONFIDOR 100SL – diệt côn trùng trích hút, Pyrethroid – làm chậm sinh trưởng sâu , Bacterine và Xentari – gây độc tố cho sâu …
Bà con không nên quá nôn nóng mà để quả quá sớm sẽ khiến năng suất các năm tiếp theo kém do bộ tán và rễ cây vẫn chưa ổn định. Thời gian để trái tốt nhất với giống cây chiết là năm thứ 3, với cây ghép 3 – 3.5 năm.
Bưởi da xanh là loại cho ăn trái lâu năm, có thể khai thác lên tới 20 – 25 năm nếu được chăm sóc tốt, vì thế việc đầu tư chăm sóc bưởi da xanh mới trồng là vô cùng quan trọng. Có như vậy thì những vườn bưởi bền, sung sức, trái bưởi to đẹp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ không còn là ước mơ quá xa vời. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết!