Chia sẻ kỹ thuật trồng bí xanh mang lại năng suất tốt nhất

0
4096
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Bí xanh hay còn được gọi là bí đao xanh, loại cây leo giàn thuộc họ nhà Bầu. Bí xanh được sử dụng trong các món ăn hàng hàng, nấu trà thanh nhiệt, trà detox giảm cân…Nhu cầu sử dụng bí xanh của các gia đình hiện tại khá phổ biến. Rất nhiều nhà nông chọn bí xanh là loại cây thâm canh ngắn hạn mang lại giá trị kinh tế cao. Nếu bạn còn nhiều vấn đề thắc mắc về kỹ thuật trồng bí xanh. Bạn đừng vội lướt qua những thông tin dưới đây nhé.

Nội dung chính

Điều kiện để bí xanh phát triển tốt nhất

Bí xanh là loại cây ưa môi trường ẩm, chịu úng kém, cây sinh trưởng tốt nếu có ánh sáng ngày ngắn và ở cường độ mạnh. Loại đất phù hợp nhất để trồng bí xanh là đất thịt hơi nặng hoặc đất phù sa. Thời vụ trồng bí xanh thích hợp nhất là vào đầu tháng 9 dương lịch.

Thời vụ trồng bí xanh tốt nhất là vào đầu tháng 9 dương lịch
Thời vụ trồng bí xanh tốt nhất là vào đầu tháng 9 dương lịch

Kỹ thuật ngâm ủ hạt bí

Hạt bí xanh cần được ngâm trong nước sạch từ 4 – 6 tiếng. Sau đó nhà nông cần ủ hạt bí xanh trong vải ẩm và để ở nơi kín, không có ánh nắng mặt trời. mỗi ngày cần phun nước vào vải 2 lần để đảm bảo giữ được độ ẩm cho hạt giống nứt mầm.Khoảng 3 ngày bạn sẽ thấy hạt bắt đầu nứt mầm, có thể gieo trực tiếp ra đất hoặc gieo vào thùng xốp, khay nhựa, bầu.

Kỹ thuật làm đất

Người nông dân nên chú ý lựa chọn đất cát pha có phần thịt nhẹ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây phát triển. Vùng đất trồng bí không chứa chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt hay tồn dư nhiều hóa chất độc hại. Luống trồng bí nên có chiều rộng từ 1,8m – 2m, các rãnh luống rộng khoảng 20cm.

Lượng phân bón dùng cho cây bí xanh

Để hạn chế tình trạng chai đất, nhà nông có thể ưu tiên sử dụng những loại phân hữu cơ sinh học hay phân vi sinh đã qua xử lý.

Bí xanh không kén chọn nguồn dinh dưỡng từ các loại phân hữu cơ vi sinh
Bí xanh không kén chọn nguồn dinh dưỡng từ các loại phân hữu cơ vi sinh

Đối với bón lót, nhà nông cần tiến hành trước 2 – 3 ngày gieo giống. Phân bón lót trộn vào đất thường là những thành phần như: Phân lân, vôi, phân hữu cơ.

Bón thúc cho cây bí xanh diễn ra thành 3 đợt:

  • Đợt 1: Sau khoảng thời gian trồng từ 10- 12 ngày, lưu ý nên kết hợp với vun xới đợt 1.
  • Đợt 2: Sau ngày gieo trồng từ 20 – 30 ngày và có kết hợp vun xới đợt 2.
  • Đợt 3: Khi cây bí xanh bắt đầu ra hoa và nở quả rộ.

Kỹ thuật chăm sóc bí xanh

Ngay sau khi trồng, nhà nông cần đảm bảo cung cấp cho cây lượng nước vừa đủ để giữ ẩm cho đất và giúp bộ rễ của cây sinh trưởng, phát triển mạnh.

Cho đến thời kỳ cây bắt đầu ra hoa, đậu trái thì chuyển sang chế độ tưới thấm để cây được cung cấp lượng nước vừa đủ, phát triển bình thường.

Sau trận mưa lớn, bắt buộc người trồng bí xanh phải loại bỏ nước mưa còn trong rãnh để tránh tình trạng ngập úng, thối rễ.Cây bí xanh sau khi trồng được khoảng 20 ngày thì có thể tiến hành bấm nhánh.

Tùy thuộc vào thời tiết hanh khô hay ẩm ướt mà có thể điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp cho cây trồng
Tùy thuộc vào thời tiết hanh khô hay ẩm ướt mà có thể điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp cho cây trồng

Kỹ thuật cung cấp dưỡng chất cho cây

Khi cây bí xanh xuất hiện từ 2 -3 lá thật cần kết hợp bón thúc, lúc này lượng dinh dưỡng sẽ tập trung vào để nuôi bộ rễ và tạo sức đề kháng mạnh mẽ cho cây.

Người nông dân tiếp tục bón thúc lần thứ 2 cho cây khi bắt đầu leo giàn hay ngả ngọn để bò ra đất.

Lần bón thúc tiếp theo diễn ra khi cây bắt đầu rộ quả, lương phân bón thúc lúc này để cung cấp dưỡng chất giúp cây nuôi trái.

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho bí xanh

Bí xanh là loại cây dễ bị sâu bệnh hại tấn công, từ khi cây ra hoa cho đến khi đậu trái. Vì thế, để đảm bảo năng suất và chất lượng cho bí xanh thì nhà nông cần nắm bắt những nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại cơ bản như:

  • Tập trung phát hiện và phòng ngừa tình trạng sâu bệnh hại trong thời kỳ cây con để hạn chế tình trạng lây lan.
  • Tuân thủ theo đúng 4 nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: Đúng thời điểm, đúng thuốc, đúng liều lượng và đúng cách.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho bí xanh trong thời kỳ cây con góp phần hạn chế tình trạng lây lan
Phòng trừ sâu bệnh hại cho bí xanh trong thời kỳ cây con góp phần hạn chế tình trạng lây lan

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại:

  • Ruồi đục lá: Loại sâu này thường xuất hiện nhiều ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa, rộ trái.
  • Sâu ăn lá dưa: Thời điểm cây sinh trưởng từ 20 – 30 ngày nhất cũng là lúc loại sâu này phát triển mạnh nhất.
  • Rệp: Khi thời tiết chuyển sang khô hanh, hạn hán thì loại rệp này sẽ xuất hiện.
  • Bọ trĩ: Loại bọ này thường xuất hiện vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 9 dương lịch.
  • Bệnh héo xanh vi khuẩn: Chúng có thể gây hại vào tất cả các thời kỳ, nhưng phổ biến nhất vẫn là lúc cây ra hoa.
  • Bệnh giả sương mai: Bệnh sẽ xuất hiện ở cây bí xanh khi độ ẩm không khí lên quá cao.
  • Bệnh phấn trắng: Nguồn gây ra căn bệnh này đó là tàn dư còn sót lại trong hạt giống và theo luồng gió.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kỹ thuật trồng bí xanh đơn giản cho năng suất vượt trội mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng rằng đây sẽ là những điều bổ ích giúp bạn thuận lợi hơn trong việc trồng bí xanh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây