Bí xanh là loài cây mùa hè, tuy nhiên nếu biết nắm bắt kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông thì cây vẫn cho quả. Tuy rằng năng suất không cao như trồng chính vụ nhưng bán rất được giá do nhu cầu lớn nên cho hiệu quả kinh tế cao.
Chọn giống như thế nào để trồng bí xanh vụ đông?
Bà con có thể tham khảo các loại giống trồng phổ biến hiện nay như: Fuji 868, Thiên thanh 5, Bí xanh số 1, số 2 hay bí xanh Tre Việt, …
Trung bình 1 sào từ 15 đến 20g cần lượng hạt giống từ 400 đến 500 hạt.
Kỹ thuật làm đất chuẩn bị trồng bí xanh vụ đông
Mùa đông, thời tiết khô, vì vậy nếu trồng bí xanh vụ đông thì không nên trồng giàn để tránh lá bí dễ bị khô táp, kém ra hoa, đậu quả. Tốt nhất bà con nên trồng bò trên ruộng.
Đất trồng bí chọn nơi cao ráo, dễ thoát nước, dễ dàng thực hiện tưới tiêu.
Luống bí bò rộng 4m thì nên vét rãnh sâu từ 25 đến 30 cm, độ rộng 30 đến 40 cm và bố trí theo hướng nước chảy để dễ tháo nước.
Làm đất bằng cách: rạch hàng định luống, rãnh trước, lấy đất vét ở rãnh lên để trồng cây và phủ phân.
Về gốc rạ thì để nguyên, khi bí bắt đầu bò ngả thì mới cắt rải ra trên mặt luống cho bí bò lên trên.
Ươm cây con là công đoạn đầu tiên để trồng bí xanh vụ đông
Bà con có thể chọn một trong hai cách để ươm cây con, một là dùng bầu nilon, hai là dùng khay để ươm.
Giá thể ươm bao gồm đất nhỏ và phân chuồng hoai mục được trộn theo tỷ lệ 1 : 1.
Một cách khác cực kỳ đơn giản và không tốn nhiều chi phí đó là dùng bùn để ươm.
Bà con lấy bùn được lấy trước khi ươm từ 2 đến 3 ngày giúp thoát khí độc. Sau đó trải đều một lớp mỏng từ 1,5 đến 2 cm, để bùn ráo. Kẻ ô ươm theo kích thước 3 x 3 cm rồi tra hạt đã nảy mầm lên, sau đó rắc lớp đất bột dày 1 cm. Nếu có điều kiện, bà con có thể làm vòm che để tránh mưa.
Trồng bí xanh vụ đông cần bón phân cho cây như thế nào?
Trồng bí xanh vụ đông, trước khi cây lên luống thì bón vôi
Bón lót toàn bộ bằng phân chuồng, 20 kg phân lân, 3 kg phân đạm và 2 kg kali. Cách bón: Rạch thành hai hàng trên luống để lượng phân bón lót không trùng với hàng trồng.
Bón nhử: Sau khi trồng từ 7 đến 10 ngày, ta bón nhử bằng cách hòa 1,5 kg đạm với 5 kg lân với nước và tưới.
Bón thúc lần 1: Thời điểm cây bắt đầu ngả ngọn bò, bón 3 kg phân đạm với 2 kg kali.
Bón thúc lần 2: Trước khi ra hoa cái, bón 3 kg phân đạm với 2 kg kali
Bón thúc lần 3: Sau khi đậu quả, bón 3 kg phân đạm với 2 kg kali
Chú ý: Khi trồng bí xanh vụ đông, nếu bón trực tiếp vào đất thì cần rắc xung quanh gốc vì rễ bí ăn rộng. Bà con cũng nên nhớ phủ đất lên trên để tránh mất phân, tăng hiệu quả bón. Ngoài ra, cũng có thể bổ sung phân bón lá giai đoạn sau trồng, trước và sau khi đậu quả.
Phòng trừ sâu bệnh trong quá trình trồng bí xanh vụ đông
Trong quá trình trồng bí xanh vụ đông, để ý thấy một số bệnh thường gặp ở bí xanh như: Bệnh do sâu vẽ bùa, rệp, sâu xanh, héo xanh, thối đốt cây, sương mai, phấn trắng…
Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây bí xanh đó là “phòng hơn chữa”: Bà con chú ý theo dõi để phát hiện và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của bảo vệ thực vật.
Bạn có nhớ hương vị mát lành của bát canh bí xanh trong bữa cơm gia đình? Hay phải chăng là thứ trà giải tỏa căng thẳng sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc. Bí xanh luôn là thứ rau quả mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho con người. Chính vì thế mà nó luôn được ưa chuộng. Vậy, với những kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông trên đây, chúc mọi người có thể thu hoạch được bí xanh chất lượng tốt ngay cả trong thời tiết khắc nghiệt của mùa đông như thế này.