Thanh long là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam tăng đáng kể. Vậy kỹ thuật trồng thanh long như thế nào để đem lại năng suất hiệu quả? Theo dõi ngay những thông tin dưới đây để có câu trả lời nhé!
Cải tạo đất trồng
Ở nước ta, thanh long được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền trung và nam như: Bình Thuận, Đồng Nai, Vũng Tàu… Với loại đất xám bạc màu có pha lẫn giữa đất thịt và đất cát rất thích hợp để thanh long phát triển. Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít phân chuồng bón lót, sau đó phủ lớp đất lên trên và đặt hom.
Đối với những địa phương có địa hình thấp và đất nhiễm phèn như: Long An, Tiền Giang… phải cải tạo trước khi trồng thanh long. Bạn nên loại bỏ hết cỏ dại trên mảnh đất rồi cày bừa thật kỹ vào mùa khô. Tiếp đó bồi thêm đất cao hơn để tránh tình trạng thanh long bị ngập úng vào mùa mưa.
Lựa chọn giống cây tốt
Muốn nắm được kỹ thuật trồng thanh long cho năng suất cao, bạn cần phải biết cách lựa chọn giống cây. Cành thanh long đạt chuẩn có tuổi thọ trung bình từ 1-2 năm, cao khoảng 50-70cm. Thân màu xanh đậm, mập mạp, không có sâu bệnh hay những vết lồi lõm. Thêm vào đó, các mắt ở vị trí chùm gai phải mẩy và có khả năng chồi mầm tốt.
Sau khi đã lựa được những cành giống ưng ý, bạn chọn nơi khô ráo, thoáng mát để đặt. Đợi đến khi cành giống bắt đầu nhú rễ thì đem đi trồng. Thời gian trung bình từ 10-15 ngày trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
Kỹ thuật trồng thanh long hiệu quả
Trải qua công đoạn cải tạo đât và chọn giống, bạn bắt đầu tiến hành trồng thanh long. Quy trình như sau:
- Bước 1: Đặt cành giống xung quanh bốn phía của trụ. Tùy theo điều kiện kinh tế và sở thích của từng gia đình có thể chọn trụ gỗ hoặc trụ bê tông. Khoảng cách từ mặt đất đến rễ cây ít nhất là 0,5cm để tránh tình trạng thối rễ khi ngập nước.
- Bước 2: Điều chỉnh cành giống sao cho phần phẳng của cành tiếp xúc với mặt phẳng của trụ.
- Bước 3: Sử dụng dây buộc nhẹ quanh cành giống để tạo độ chắc chắn.
- Bước 4: Tưới nước vào gốc, sau đó phủ một lớp rơm nhẹ nhằm giữ độ ẩm cho cây.
Hướng dẫn cách chăm sóc
Ngoài kỹ thuật trồng thanh long thì cách chăm sóc cũng vô cùng cần thiết. Nhờ chế độ chăm hợp lý, quả thanh long đạt tiêu chuẩn cả về số lượng và chất lượng. Quả chín đều, to tròn, căng mọng và không bị sâu bệnh tàn phá. Từ đó đã góp phần không nhỏ vào nâng cao đời sống kinh tế của người nông dân.
Bón phân cho cây thanh long trải qua những giai đoạn khác nhau. Ở năm thứ nhất, bạn bón lót phân lúc mới trồng và 6 tháng sau. Định kỳ hàng tháng chỉ cần bón phân hóa học trung bình 1 lần/tháng.
Bước sang năm tiếp theo, khi cây đang ở trong giai đoạn phát triển, bạn tiến hành bón tăng lượng phân hữu cơ. Vào thời điểm đầu và cuối mùa mưa hãy bón cho cây khoảng 20kg phân chuồng. Với phân hóa học vẫn giữ nguyên liều lượng như năm đầu tiên. Đến khi thanh long đã đậu quả, cơ chế chăm sóc tiếp tục có sự điều chỉnh. Phân NPK tỷ lệ 3:1:2, 2:3:1, 2:1:2 hoặc 1:1:1 giúp trái thanh long có chất lượng tốt nhất.
Một số lưu ý khi trồng thanh long
Hiện nay, rất nhiều gia đình đã thành công với mô hình trồng thanh long. Không ít những người nông dân trở thành triệu phú ngay trên mảnh đất quê hương. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi trồng thanh long:
- Thời điểm trồng: Những địa phương có thời tiết khô hạn, thiếu nước nên trồng thanh long vào tháng 5-6 dương lịch.
- Mật độ cây: Thanh long ưa ánh nắng nên cần được trồng với khoảng cách hợp lý, mỗi trụ cách nhau khoảng 3m.
Trên đây là kỹ thuật trồng thanh long chi tiết nhất được chuyên gia chia sẻ. Hãy áp dụng ngay mô hình này để thu được hàng trăm, hàng tỉ đồng mỗi năm nhé. Chúc bạn thành công!