Mách bà con cách nuôi cá chẽm trong lồng hiệu quả

0
1801
Cách nuôi cá chẽm
Kỹ thuật nuôi cá chẽm trong lồng
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Mô hình nuôi cá chẽm trong lồng không lạ gì đối với bà con, mô hình này không chỉ phát triển ở Việt Nam mà cũng thành công ở các nước như Thái Lan, Indonesia, Hongkong… Nuôi cá chẽm trong lồng không khó, bà con cần phải nắm vững các kỹ thuật như sau: chọn vị trí, thiết kế lồng, chăm sóc và quản lý.

Nội dung chính

Chọn vị trí đặt lồng nuôi

Vị trí đặt lồng có vai trò vô cùng quan trọng trong nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá chẽm nói riêng. Vì lồng nuôi đặt ở các sông, hồ nên không điều khiển được lượng nước như nuôi trong ao. Chính vì vậy bà con cần nghiên cứu sâu về vị trí đặt lồng nuôi cá sao cho phù hợp.

Lồng nuôi cá
Chọn vị trí đặt lồng

Nơi đặt lồng phải có nguồn nước sạch, không đặt ở nơi có dòng nước yếu hay nước đứng vì có thể khiến cá chết do thiếu oxi.

Không đặt lồng ở những nơi có thể xảy ra hồng triều, bị ô nhiễm chất thải công nghiệp và hóa chất nông nghiệp, có nhiều tàu bè qua lại.

Nơi đặt lồng có mực nước đảm bảo độ sâu 2 – 3m, ít sóng to, không có gió lớn, tốc độ dòng chảy dưới 1m/s, đặt ở nơi dòng chảy tầm trung không quá yếu cũng không quá mạnh.

Các điều kiện khác:

  • Độ pH: 7,5 – 8,5
  • Độ mặn: 27 – 33 phần nghìn
  • Nhiệt độ: 25 – 30 độ C
  • Oxy hòa tan: 4 – 6mg/l

Thiết kế lồng nuôi cá chẽm

Nuôi cá chẽm
Nuôi cá trong lồng

Lồng nuôi có thể làm bằng vật liệu như tre, gỗ…dễ làm dễ kiếm. Nhưng nếu chọn vật liệu không đảm bảo sẽ dễ dàng hư hỏng, gãy.

Vì vậy nên chọn nguyên liệu làm lồng là gỗ với kích cỡ 8×15 cm. Một dàn lồng thông thường sẽ có kích cỡ 6x6x3 m và thiết kế thành 4 ô riêng biệt có kích cỡ 3x3x3 m. Việc chia ô giúp dễ dàng trong việc quản lý và chăm sóc.

Lưới lồng có diện tích 30 – 60 m2, kích thước mắt tùy vào cỡ cá. Ví dụ cá 1 – 2cm thì sử dụng mắt lưới 0,5cm. Phao có thể là thùng xốp hoặc dùng thùng phuy. Lồng phải cố định bằng cách neo 4 góc lại.

Chọn giống, thả giống

Chọn những con giống khỏe mạnh, bơi giỏi, không nhiễm bệnh là một lợi thế. Trong quá trình vận chuyển cần hạn chế xây xát hay hao hụt con giống. Trước khi thả nuôi phải thuần dưỡng cá, tập làm quen với độ pH, độ mặn cũng như nhiệt độ ở môi trường nuôi. Thường thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, mật độ thả 40 – 50 con/m3.

Thức ăn nuôi cá chẽm

Cá chẽm ăn thức ăn cá tạp, cua, ghẹ… Thức ăn phải được băm nhỏ cho vừa miệng cá. Cá chẽm cần bổ sung nhiều protein, tỷ lệ protein đạt 45% sẽ giúp cá chẽm tăng trưởng tốt nhất.

Cho cá ăn 2 lần/ngày, tháng đầu cho ăn 10% trọng lượng cá sau đó giảm xuống 5%.

Nếu chuẩn bị thức ăn tươi cho cá thì tốn nhiều thời gian và chi phí, do vậy trên thị trường có bán nhiều loại thức ăn cho cá chẽm. Vừa kích thích ăn ngon, bổ sung dinh dưỡng vừa tiết kiệm.

Sử dụng thức ăn viên công nghiệp cho cá chẽm

Để tăng hiệu quả người ta sử dụng thức ăn viên công nghiệp. Thức ăn viên có nhiều ưu thế là giá cá hợp lý phải chăng, kiểm soát tốt dịch bệnh, dễ bảo quản thức ăn, cá lúc nào cũng có sẵn nguồn thức ăn.

Không những vậy thức ăn viên công nghiệp còn giúp hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường nuôi cá, giảm áp lực lên tài nguyên biển khi không phải bắt cá tạp để nuôi cá khác.

Quản lý, chăm sóc

Cách nuôi cá chẽm
Kỹ thuật nuôi cá chẽm trong lồng

Nuôi cá trong lồng có nhiều ưu điểm là dễ quản lý, chăm sóc nhưng dễ hư hỏng lưới. Chính vì vậy thường xuyên kiểm tra lưới, lồng để kịp thời sửa chữa nếu có hư hỏng.

Thường xuyên vệ sinh lồng lưới vì đây là nơi dễ bám bẩn, lắng đọng phù sa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó cần theo dõi hoạt động của cá chẽm để phòng ngừa bệnh tật ngoài ý muốn.

Chăm sóc cá chẽm tốt hơn cần phải biết các bệnh của cá tại: Bệnh trên cá chẽm – nguyên nhân và cách xử lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây