Thóc giống ngày nay được dùng vào nhiều mục đích khác nhau, cho nên phương pháp chế biến cũng khác nhau. Trong đó có ủ và ngâm thóc giống là được thực hiện nhiều nhất, tuy nhiên nó cũng có một số mặt lưu ý.
Làm sạch thóc giống
Khi ủ và ngâm thóc giống thì cần phải lọc và làm sạch hạt giống, loại bỏ các hạt lép, lửng. Thường thì người ta sẽ xử lý thóc giống bằng nước ấm 54 độ C tuy nhiên trong thời tiết lạnh và rét thì cách này không có tác dụng bởi nước nhanh nguội và không giữ ấm được lâu.
Thay vào đó dùng nước muối pha loãng khoảng 15% trong khoảng 20 phút sẽ loại bỏ được hầu hết các loại nấm trên hạt và bao gồm cả hạt lép lửng.
Hạt thóc khi hút nước căng và trong trạng thái no nước cùng với nhiệt độ ấm áp (từ 30 độ C trở lên) thì mới nảy mầm thuận lợi. Muốn vậy thì thóc giống phải được ngâm trong nước ấm 54 độ C và thay nước mỗi 2 đến 4 tiếng một lần.
Ngoài ra còn có những cách xử lí thóc sau đây
Xử lý bằng nước vôi pha loãng 2-4%: pha nước theo tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh, lượng nước đưuọc pha cần phải nhiều gấp 3 đến 5 lần thóc cần xử lý, ngâm từ 3 đến 5 phút.
Xử lý bằng các thuốc trừ nấm: Bavistin, Daconil, Captan, CuSO4,…
Kiểm tra thóc giống đã no nước
Tùy vào nhiệt độ để có thể canh lúc thóc đã no nước, nếu nhiệt độ cao thì thóc nhanh no nước, nhiệt độ thấp thì no nước chậm và thóc vỏ mỏng no nước nhanh hơn thóc vỏ dày
Hạt no nước là hạt thóc mỏng, mép hạt hơi phồng, vỏ trấu trong suốt tới mức có thể nhìn thấu xuyên qua
Các giống lúa lai thì sau 36-40 tiếng thì quan sát hạt một lần và tương tự với lúa thuần vỏ mỏng hạt dài thì là 48-52 tiếng, lúa thuần vỏ dày hạt tròn thì là 60-72 tiếng.
Một số lưu ý khác
Chỉ nên dùng túi coton, vải bông hay giành mây để dựng thóc ủ Tuyệt đối không dùng túi nilong để đựng thóc.
Nếu ngâm thóc giống gặp rét đậm kéo dài thì cần phải tiến hành gieo mạ khi hạt thóc vừa mới nứt, không nên để hạt thóc trong đống ủ kéo dài quá lâu vì làm vậy hạt thóc sẽ chết do tinh bột bị thải ra ngoài.
Nếu dùng rơm, rạ phủ thì cần phải nén chặt đồng thời không được để gió lạnh lùa qua. Nếu dùng tro bếp để ủ thì ngoài bao thóc cần bọc bằng lớp vải ẩm mềm để tro không hút nước từ hạt thóc trong bao, đảm bảo cho thóc đủ độ ẩm nảy mầm.
Khi kiểm tra thấy thóc có mùi chua thì phải đem rửa cho đến khi hết mùi rồi mới tiếp tục ủ được
Khi gieo mạ thì nên gieo vào buổi chiều tối mát mẻ, không gieo buổi sáng. Khi gieo cần ném mạnh tay để mạ được chìm dưới đất.
Như vậy, trên đây là một số lưu ý khi ngâm và ủ thóc giống cho bà con. Việc ngâm ủ thóc giống tuy chỉ cần tuân theo kĩ thuật là đã có thể thành công bước đầu, tuy nhiên cũng cần chú ý một số lưu ý căn bản để vụ mùa được tốt, thóc nảy mầm đẹp và không bị tốn quá nhiều công sức và tiền bạc
Xem thêm: Ruộng lúa bờ hoa – Mô hình canh tác đơn giản mà hiệu quả