Người dân Quảng Nam thu lãi đến 100 triệu/ha dưa hấu vụ hè thu

0
449
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nhờ có kinh nghiệm thâm canh cây dưa hấu trái vụ nên nhiều nông dân tỉnh Quảng Nam đã có nguồn thu nhập đáng kể. Trong vụ hè thu này, gần 500 ha dưa hấu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vừa đạt năng suất cao, vừa bán được giá.

Nông dân thu lãi khoảng từ 72 – 100 triệu đồng/ha/vụ.

Các hộ trồng dưa hấu tại Quang Nam cho biết, vụ hè thu này dưa có năng suất trung bình đạt khoảng 18 – 22 tấn/ha. Giá dưa được tư thương thu mua với mức dao động từ 4.000 – 7.000 đồng/ kg. Với mức giá này, người nông dân có lãi khoảng từ 72 – 100 triệu đồng/ha/vụ.

Nông dân Quang Nam thu lãi khoảng 72 – 100 triệu đồng/ha/vụ

Dưa hấu vụ hè thu tỉnh Quảng Nam chủ yếu trồng tại các huyện Phú Ninh, Điện Bàn, Duy Xuyên và Đại Lộc. Mặc dù các hộ dân trồng dưa hấu trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, song hầu hết diện tích dưa hấu đều đạt năng suất tương đối tốt.

Khó khăn mở rộng vùng trồng dưa hấu

Dưa hấu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao rất thích hợp trên những cánh đồng bãi bồi ven sông ở Quảng Nam. Song do bấp bênh về đầu ra, khó khăn trong tưới tiêu, hay bất cập trong tích tụ ruộng đất là những nguyên nhân khiến dưa dấu ở Quảng Nam chưa thể mở rộng vùng trồng để tiến đến sản xuất hàng hóa.

Do có kinh nghiệm thâm canh cây dưa hấu trái vụ nên vụ hè thu năm nay gia đình ông Nguyễn Thu Oanh, thôn Hà Dục Đông, xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc có thu nhập khá. Với mức giá dao động tầm 6.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu nhập khoảng gần 50 triệu đồng/ha. Được mùa được giá, song ông Oanh chưa thể vui vì tương lai phát triển cây dưa hấu tại vùng đất này gặp nhiều khó khăn.

Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ do khó khăn tích tụ ruộng đất, nên lợi thế về sản xuất hàng hóa đối với cây dưa hấu trên vùng đất bồi ven sông ở Quảng Nam chưa thể phát huy hiệu quả. Chính vì vậy, vấn nạn “Được mùa mất giá, được giá mất mùa” luôn lặp đi lặp lại đối với nhiều nông dân tại đây.

Dưa hấu tại Quảng Nam chưa thể mở rộng vùng trồng để tiến đến sản xuất hàng hóa

“Đầu ra không ổn định, nếu có giá thì các cây khác không bằng cây dưa được. Nông dân mong muốn có được hỗ trợ về đầu ra, kỹ thuật canh tác mới phát triển mạnh mẽ vùng trồng…”, ông Võ Xuân Quang – xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam chia sẻ.

Ông Nguyễn Quốc Thận – Phó Chủ tịch UBND xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam cho biết: “Cái khó của cây dưa là phải thay đổi vùng canh tác liên tục để tránh sâu bệnh. Chúng tôi sẽ vận động người dân và ban hành các cơ chế để người dân tham gia tích tụ ruộng đất, phát triển chuỗi liên kết, tìm đầu ra ổn định cho cây dưa”.

Trồng dưa hấu trên những bãi bồi ven sông, người nông dân phải đối mặt với nhiều rủi ro, bất lợi. Một trong những bất lợi lớn nhất là đất đai tại đây thường xuyên biến động do nguy cơ bị xói lở. Đây cũng là lý do khiến các vùng trồng dưa hấu tại các lưu vực sông chưa thể mở rộng và vì thế việc xây dựng thương hiệu cho dưa hấu Quảng Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây