Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /www/wwwroot/agri.vn/wp-content/plugins/agri-text-to-speech/index.php on line 147
Nhấn vào đây để khởi tạo audio
Cá chạch bùn là loại cá gần đây được thị trường vô cùng ưa chuộng. Chính vì thế, phát triển mô hình nuôi cá chạch bùn đang được nhiều hộ dân hướng đến. Nuôi cá chạch bùn đạt giá trị kinh tế khá cao tuy nhiên kỹ thuật nuôi và chăm sóc thì không hề dễ. Hôm nay, agri mang đến cho bạn bài viết tham khảo về nuôi cá chạch bùn trong ao bể và cả nuôi ở ruộng, hy vọng bà con nuôi thành công.
Chuẩn bị ao, bể nuôi cá chạch bùn
Để nuôi cá chạch bùn thì ao đất, bể xi măng, bể lót bạt đều có thể nuôi được.
Bà con thiết kế bể có diện tích từ 5 đến 10m2 để thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý, thu hoạch.
Chọn giống cá chạch bùn chất lượng
Để tránh hao hụt nhiều, bà con nên mua giống cá chạch lấu cỡ lớn một chút, chọn các con giống có kích cỡ đều đều nhau, khỏe mạnh, không xây xát, màu sắc tươi sáng và không mắc bệnh tật.
Mật độ thả giống cá chạch bùn phù hợp là 30 đến 50 con/m2, cỡ 2 đến 3g một con. Hoặc có thể thả 10 đến 15 kg chạch giống/100 m2 ao, cỡ giống từ 300 đến 350 con/kg.
Thời điểm thả giống cá chạch bùn thích hợp để chúng có thể sinh trưởng tốt là từ tháng 3, tháng 4 sau khi cấy lúa xong, còn nếu nuôi trong bể xi măng hoặc bể lót bạt thì có thể thả giống quanh năm. Trước khi thả nuôi cá chạch bùn, tiến hành tắm phòng bệnh cho chúng bằng nước muối 3o/oo từ 10 đến 15 phút, hoặc có thể tắm bằng Povidine liều lượng 5ml/m3 nước.
Sau 3 đến 4 tháng nuôi, lúc đó cá chạch thương phẩm đạt kích cỡ 25 đến 40 con/kg thì có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ.
Quản lý và chăm sóc cá chạch bùn
Nuôi cá chạch trong ao, bể
Đảm bảo mực nước không quá 40cm, trong ao thiết kế các mương, hố sâu từ 50 đến 60cm để cá trú ẩn. Thả bèo tây vào ao nuôi để tạo chỗ trú ẩn cho cá tránh nóng, tránh rét và làm sạch môi trường nước là một phương pháp không tồi.
Mùa đông đến, trời rét, bà con sử dụng rơm rạ thả cho cá trú ẩn, đồng thời bơm nước cao từ 70 đến 80cm để nuôi xen canh với các loại cá khác như cá chép, trắm đen để tận dụng thức ăn dư thừa.
Nuôi cá chạch trong ruộng
Đáy bùn phải sạch, mức nước từ 20 đến 40 cm, độ dày bùn đáy từ 15 đến 20cm. Để tạo thức ăn tự nhiên cho chạch bùn, ta sẽ bón phân chuồng ủ hoai mục rồi cấy lúa trước. Đào mương nhỏ rộng 1,2 đến 1,5 m, sâu từ 30 đến 40 cm chạy dài quanh ruộng để cá tránh nắng, lẩn trốn khi phun thuốc trừ sâu và tháo nước khi thu hoạch. Tỷ lệ sống của cá chạch bùn trong ruộng là 70 đến 80%.
Cá chạch bùn tương đối dễ nuôi, thức ăn của cá chạch là mùn bã hữu cơ vô cùng dễ kiếm. Khi cá chạch bùn còn nhỏ bà con cho ăn ăn thức ăn có độ đạm trên 30%, sau đó giảm dần về độ đạm. Sau 30 ngày nuôi, cho cá chạch ăn 2 lần/ngày (sáng, chiều tối) loại thức ăn có độ đạm 20 đến 25%
Phòng bệnh và trị bệnh
Người nuôi cá chạch bùn phải có kiến thức và kinh nghiệm trong xác định bệnh ở cá. Khi xác định được bệnh cá chạch mắc phải thì không chỉ đơn giản là phải điều trị từng con, mà phải điều trị cả đàn cá trong ao. Lựa chọn thuốc trị bệnh phù hợp bởi đôi khi, một số thuốc có thể tích lũy trong cơ thể cá chạch bùn và có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Chính vì vậy trong quá trình nuôi cá chạch bùn, “phòng hơn chữa bệnh” là châm ngôn cần nhớ và áp dụng.
Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi cá chạch bùn. Cho cá ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là giai đoạn cá còn nhỏ thì phải đặc biệt lưu ý. Cho cá ăn theo phương pháp “4 định”: Định số lượng thức ăn, định vị trí cho ăn, định thời gian cho ăn và định chất lượng thức ăn.
Cá chạch có thể bị nấm, bệnh đường ruột, đốm đỏ lở loét,… Để phòng bệnh thì khi cho ăn, trộn thêm vào thức ăn vitamin C, men tiêu hóa. Định kỳ cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần 3 đến 5 ngày liên tục. Lưu ý thay nước định kỳ không để nước ô nhiễm.
Khi phát hiện cá chạch bùn bị nấm thì tắm cho cá trong thời gian 10 đến 15 phút bằng các loại hóa chất như nước muối 30/00 hoặc KMnO4 liều lượng 20g/1m3 nước.
Cho cá chạch bùn ăn 5 – 7 ngày liên tục thứ ăn đã trộn kháng sinh Doxycyline 0,2 – 0,3 g/1kg thức ăn + Oxytetracyline 2 – 4 g/kg thức ăn.
Nuôi cá chạch bùn không hề dễ phải không? Tuy nhiên, nếu biết đúc rút kinh nghiệm và nuôi dưỡng ý chí thì một ngày, mô hình này sẽ đem đến cho gia đình bạn nguồn thu kinh tế khá khẩm. Chúc bà con thành công!