Nuôi cá nâu – loài cá thích nghi rộng muối nhiều triển vọng

0
7458
Con cá nâu
Cá nâu thích nghi được nhiều môi trường
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Cá nâu là loài có thể sống trong môi trường nước mặn, nước ngọt và cả nước lợ, là loài cá rộng muối đáng giá. Vì cá có tập tính ăn tạp nên được chọn nuôi ở nhiều nơi, đặc biệt nuôi chung với ao tôm để làm sạch cho ao nuôi tôm.

Nội dung chính

Đặc điểm nhận dạng cá nâu

Con cá nâu
Cá nâu thích nghi được nhiều môi trường

Cá nâu còn có cái tên là cá hói, cá dĩa thái. Về ngoại hình, cá có thân dẹp bên, nhìn ngang nhìn gần giống hình tròn, nửa trên thân có đốm nhỏ không đều nhau. Khắp thân phủ vảy lược nhỏ. Đầu cá nhỏ, ngắn, mõm tù, rạch miệng ngang. Mắt cá nâu nằm về phía đầu.

Loài cá này khó phân biệt đực cái nhưng ta có thể phân biệt khi nhìn vào phần đầu. Đầu cá cái là một đường thẳng trong khi đầu cá đực gấp khúc. Hoặc có thể nhìn qua màu sắc, cá cái màu xanh ô liu còn cá đực có màu xám đen.

Thịt cá nâu ngon và có giá trị thương phẩm cao. Cá có thể chế biến thành nhiều món ăn, đặc biệt món cháo cá nâu có tính mát nên có thể bồi bổ sức khoẻ cho người ốm.

Cá còn góp phần làm sạch ao nuôi tôm, giúp bà con nhân đôi thu nhập, tăng năng suất. Cá có sức sống cao, ít bệnh, thức ăn dễ kiếm vì vậy là đối tượng nuôi nhiều triển vọng.

Kỹ thuật nuôi cá nâu trong ao đất

Chuẩn bị ao đất là bước đầu tiên

Chuẩn bị ao có diện tích 2000 – 5000m2 và có độ sâu mực nước 1,5 – 2m. Chất đáy là bùn cát hoặc là cát bùn. Ao có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt. Bờ ao cao hơn mực nước 5m.

Làm nơi trú ẩn cho cá bằng cách đào mương sâu 0,3 – 0,5m, cách bờ 0,5m. Hoặc

Trước khi nuôi cần thực hiện tốt việc cải tạo ao. Tiến hành tu sửa bờ ao, lấp hang hốc, phát quang xung quanh bờ, tháo cạn nước, vét bùn đáy tiêu diệt cá tạp trong ao bằng saponin 12g.

Bón vôi với liều lượng 5kg/100m2 khắp ao rồi phơi ao 5 – 7 ngày cho đến khi ao nứt hình dấu chân chim.

Yêu cầu chọn giống và thả giống

Chọn giống: Chọn những con cá to khỏe, kích cỡ đồng đều từ 5 – 7cm, màu sắc rõ ràng. Nếu cá có kích cỡ nhỏ nên ương nuôi cho đến khi đạt kích cỡ tiêu chuẩn. Mật độ nuôi 1 – 2 con/m2. Nhiều nơi nuôi với mật độ 5 con/m2 cũng tăng trưởng rất tốt.

Thả giống: Trước khi thả cần thuần dưỡng cá 2 tuần để cá thích nghi. Nên thả vào lúc trời mát như những loài cá khác.

Thức ăn nuôi cá nâu

Thức ăn công nghiệp

Cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm 28%, tùy theo trọng lượng thân cá mà cho ăn với liều lượng phù hợp, trộn thêm vitamin C cho cá tăng sức đề kháng. Cho cá ăn 2 lần/ngày.

Thức ăn tự nhiên

Cá nâu cho ăn thức ăn tự nhiên như các loài rong với lượng thức ăn bằng 10 – 20% thân cá. Cho ăn 2 lần/ngày. Cá cũng có thể ăn động vật đáy, tôm cá nhỏ, mùn bã hữu cơ… Vì vậy nuôi chung với tôm rất có lợi.

Tạo thức ăn tự nhiên cho cá bằng cách bón NPK 0,1- 0,2kg/100m2 định kỳ 10 ngày/lần.

Lưu ý khi cho cá ăn

Nếu thời tiết xấu cần giảm lượng thức ăn, còn thời tiết đẹp cho ăn nhiều hơn. Quan sát quá trình ăn của cá, nếu thấy thức ăn thừa thì cần giảm lượng thức ăn sao cho phù hợp.

Sau khi cá ăn xong phải dọn dẹp lại thức ăn dư thừa, tránh làm ô nhiễm môi trường nước.

Quản lý, chăm sóc ao nuôi cá

Quản lý và chăm sóc cá
Thực hiện tốt công tác chăm sóc khi nuôi cá nâu

Định kỳ 7 – 10 ngày phải thay nước hoặc cấp nước trong ao, chỉ thay 20 – 30% nước. Bón thêm vôi dolimite 0,5 – 1kg/100m2 để ổn định chất lượng nước trong ao.

Thường xuyên kiểm tra độ pH, nhiệt độ, độ mặn trong ao để ổn định chất lượng nước phù hợp cho cá nâu sinh trưởng tốt. Định kỳ kiểm tra trọng lượng cá nâu hàng tháng để điều chính thức ăn cho phù hợp.

Bà con xử lý chất bẩn, thức ăn thừa ở đáy ao bằng biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp zeolite bón cho ao nuôi.

Định kỳ kiểm tra ao đảm bảo không bị rò rỉ, nguồn nước luôn sạch sẽ.

Thu hoạch

Cá nuôi 8 tháng đã đạt kích cỡ thương phẩm có thể tiến hành thu tỉa hoặc thu toàn bộ. Những con cá nhỏ hơn giữ lại nuôi tiếp cho đến khi đạt kích cỡ tiêu chuẩn.

Trên thị trường cá nâu có giá bán 150.000 – 250.000 đồng/kg với kích cỡ 200 – 300g, nếu nuôi tốt thì có thể đem lại thu nhập cao.

Nuôi cá nâu chung với ao nuôi tôm sú

Cá nâu đem lại nhiều lợi ích khi nuôi chung với tôm sú. Cá ăn tạp, có thể ăn thức ăn thừa của tôm và rong rêu trong ao nên có thể nuôi chung với tôm nhằm đảm bảo môi trường nước luôn sạch.

Kết quả cho thấy tôm và cá đều phát triển tốt, ao nuôi ít dịch bệnh. Đây là mô hình nuôi ghép – lợi nhuận kép có thể ứng phó với thiên tai, khai thác tiềm năng của một số vùng ở nhiều địa phương.

Trên đây là những kiến thức cơ bản trong kỹ thuật nuôi cá nâu mà bà con cần nắm vững. Ngoài ra để đạt lợi nhuận cao bà con cần có chiến lược và kế hoạch phù hợp, tham khảo, nắm bắt thị trường để nuôi đâu thắng đó. Đặc biệt bà con cũng cần thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh cho cá nâu, để cá phát triển tốt đem lại năng suất lớn.

Xem thêm: Nuôi cá hồi trong bể đạt hiệu quả

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây