Nuôi cá ngựa nước ngọt – hơn cả thú vui là sự đầu tư

0
3678
nuôi cá ngựa nước ngọt
Hải long cỏ
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi cá ngựa nước ngọt thường chỉ được biết đến như là một thú vui, một sự tiêu khiển khá thú vị mà thôi, nhưng nuôi cá nước ngọt thật ra cũng là một sự đầu tư, một kế hoạch sinh lời nếu biết cách kinh doanh đấy, đặc biệt là khi ngày càng nhiều thông tin về tình hình nuôi cá ngựa nước ngọt được cập nhật như ngày nay. Vậy hôm nay ta cùng khám phá kỹ thuật nuôi cá ngựa nước ngọt bà con nhé!

Nội dung chính

Nuôi cá ngựa nước ngọt

Cá ngựa nước ngọt dáng như người mẫu

Có ai khi nghe về cá ngựa nước ngọt lần đầu thì liền nhầm tưởng nó với anh em của nó là cá ngựa nước biển không nhỉ?

Tôi cũng đã bị nhầm lẫn giữa hai cái tên này với nhau đấy, nhưng thực ra, dù là cá ngựa cũng phải có loài này loài kia, cá ngựa nước ngọt sẽ khác cá ngựa nước biển chứ.

Cá ngựa nước ngọt còn được gọi là hải long, chúng sở hữu một thân hình cong hình chữ S như một siêu mẫu quyến rũ, hình dáng của chúng trông khá giống con ngựa với cái đuôi cong lên của mình.

Đầu của chúng dài như đầu ngựa với chiếc miệng dài thô ra hình ống, cá ngựa nước ngọt không có răng, cũng không có vảy, cũng không có lớp vây ngắn trước bụng hay hàng vây cao ở sau lưng.

nuôi cá ngựa nước ngọt
Cá ngựa lọt vào ống kính

Cá ngựa nước ngọt trông khá nhỏ con, thân hình thuôn dài, trung bình thì mỗi con dài khoảng 12 – 15cm.

Cá ngựa nước ngọt còn được hiểu là cá ngựa sông, chúng chỉ phân bố ở các vùng nước ngọt.

Hải long phân bố rộng rãi và đặc biệt nhiều ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia,…

Cá ngựa nước ngọt có làn da sặc sỡ và đa dạng sắc màu nên rất nhiều người nuôi cá ngựa nước ngọt làm cá cảnh, làm tươi sáng hơn bể cá của họ.

Chúng chủ yếu ăn những loài giáp xác, nhuyễn thể,… và thức ăn được hút vào bằng chiếc miệng hình ống trụ của chúng.

Một điều đặc biệt và là đặc điểm chung của mọi loài cá ngựa, đó là cá ngựa đực sẽ nhận luôn trách nhiệm cao cả là mang thai, ấp thai nở và giúp cá ngựa cái chăm sóc bầy con ấy. Rất đặc biệt đúng không nhỉ?

Cá ngựa cái đẻ trứng vào túi ấp trứng trên bụng cá ngựa đực, từ đó trách nhiệm ấp bào thai sẽ do con đực đảm đương, trứng nở sớm hay muộn thì còn tùy thuộc vào sức khỏe con cá ngựa bố mẹ.

Cá ngựa con nở ra sẽ được bố mẹ bảo vệ, chăm sóc, chứ không bị ăn như những con cá ngựa biển con.

Nuôi cá ngựa nước ngọt

Ương giống cá ngựa

Để ương giống nuôi cá ngựa nước ngọt về lâu về dài, bà con hãy chọn một cặp cá ngựa bố mẹ hơn 1 năm tuổi, khỏe mạnh, ăn tốt, không bệnh tật, dị hình và kích cỡ đồng đều.

Tốt nhất các con cá được chọn nên to lớn, kích cỡ khoảng 12cm trở lên.

Nuôi riêng cá ngựa đực và cái trong hai bể khác nhau, mỗi bể thả khoảng 15 con trên một mét vuông, cho ăn ngày 3 – 4 lần bằng những thức ăn giàu dinh dưỡng, tươi ngon.

Vỗ béo một thời gian đến khi cá ngựa đạt đến độ thành thục.

nuôi cá ngựa nước ngọt
Cá hải long nuôi bể

Để kiểm tra chất lượng sinh sản, hãy nhìn vào đặc điểm ngoại hình. Cá ngựa mẹ có khoang bụng rộng, phần bụng phình to, như thế là trứng phát triển đầy đủ.

Cá ngựa đực thì thân thể to dài, phần túi phát triển toàn diện.

Khi đó, cho các cặp cá bố mẹ chọn phối vào các bể riêng khác với tỉ lệ đực cái lần lượt là 1 : 1 (hoặc 2). Nhiệt độ nước được duy trì ổn định trên 20 độ C.

Cá ngựa giao phối vào những thời điểm nhiệt độ ổn định và yên tĩnh trong ngày, cụ thể là sáng sớm hoặc chiều muộn.

Khi đến kỳ sinh sản, cá ngựa ăn ít hơn, thậm chí có phần kén ăn, màu cơ thể của chúng sẽ khá nhạt vào giai đoạn này.

Để tiến hành giao phối, hai con cá ngựa chơi trò chơi vờn bắt, trong bể như vang lên câu nói “đố anh bắt được em”.

Sau đó khi tiến lại gần nhau rồi thì chúng tiếp xúc sát hai cái bụng với nhau, cá ngựa cái trực tiếp vận chuyển trứng từ lỗ sinh dục của mình vào túi của cá ngựa đực đang chờ đón. Những cái trứng sau đó được tưới tinh dịch để thụ tinh từ cá ngực bố.

Trứng đã thụ tinh sẽ tiếp tục được ấp để chờ phát triển hoàn toàn trong túi của cá ngựa đực đó.

Sau khi giao phối, túi của cá ngựa bố vẫn nhỏ, không có sự thay đổi gì mấy, khá trong và mềm, sờ vào rất nhẵn và nhũn.

Về lâu về dài theo sự phát triển của các hợp tử, kích thước của túi tăng lên, rắn chắc như thể một khối cơ thể và màu sắc sẽ dần đậm và sẫm hơn.

Có lẽ vì di chuyển bất tiện, và không muốn ảnh hưởng đến phôi thai, cá ngựa đực suốt thời gian thai kỳ rất hạn chế vận động, thường lặn sâu về phía đáy bể lượn lờ (thực ra là thu mình lại đấy) và ăn rất ít.

Tâm trí của người bố trẻ đã đặt hết vào việc bảo vệ, dưỡng thành phôi thai mất rồi bà con ạ.

Tuy thời gian trứng nở phụ thuộc vào sức khỏe của cá ngựa bố mẹ, nhưng thời gian phát triển qua các giai đoạn như hợp tử thì lại phụ thuộc vào nhiệt độ và môi trường nước xung quanh.

Nếu nhiệt độ dao động từ 20 độ C đến 22 độ C thì thời gian của giai đoạn này là 16 – 18 ngày, còn nếu nhiệt độ càng được nâng cao đến 28 – 30 độ C thì thời gian sẽ được rút ngắn về 10 – 12 ngày.

Và để nhận biết khi cá ngựa đực chuyển dạ để cho ra đời những chú cá ngựa con, hãy quan sát khi màu sắc của túi sinh dục chứa những mầm non bé bỏng chuyển từ màu nâu nhạt có pha vàng, cam,… sang màu nâu sẫm hơn.

Túi dần chuyển từ hình khối rắn chắc sang thể mềm, lỏng hơn, miệng mở rộng và như sắp tách thành phần da riêng biệt với cơ thể cá ngựa đực.

Thông thường, cá ngựa đực chỉ cần vài phút hơn mười mấy phút để đẻ trứng, chỉ trừ trường hợp bị yếu tố bên ngoài tác động vào thì đơn vị thời gian sẽ nâng lên thành ngày.

Tuy cá ngựa con được chăm sóc, nhưng không phải là giai đoạn đầu khi trứng vừa mới nở. Lúc ấy, cá ngựa đực phải tạm được di chuyển ra khỏi bể cá cảnh để cá ngực con tự dưỡng, tự làm quen môi trường.

Nếu để lâu, cá ngựa bố sẽ tự ăn luôn những đứa con ruột thịt vừa nở của mình.

Chỉ 80% là tối đa đối với tỉ lệ sinh sản của cá ngựa bà con ạ, nuôi cá ngựa nước ngọt thì phải chấp nhận đôi khi một số cặp cá ngựa sẽ không thể phát dục được.

Chăm sóc khi nuôi cá ngựa nước ngọt

Khi vừa mới nở và trong thời gian tự dưỡng thì cá ngựa con có thể ăn các loại ấu trùng nhỏ, luân trùng,…

Khi cá ngựa đạt kích thước 5 – 6cm thì đã có thể cho cá ăn những loại tôm nhỏ mềm, và khi cá đạt 10cm thì cho cá tiêu thụ thêm cá tươi tạp, người nuôi cá ngựa nước ngọt chuyên nghiệp xin đừng băm nhỏ hoặc cắt vụn thức ăn cho cá nhé.

Nuôi cá ngựa nước ngọt cần lưu ý là cá khá dễ tổn thương, đừng cho cá ăn quá nhiều một lần hoặc chỉ một, hai bữa trong ngày. Cho cá ăn nhiều bữa và mỗi bữa một ít, như thế cá sẽ không bị đói hay bị bội thực.

Thường xuyên vệ sinh bể nuôi cá ngựa nước ngọt, không chỉ làm sạch chất thải mà con quan sát lượng thức ăn để điều chỉnh và dọn dẹp thức ăn thừa.

Để xác định độ trong đạt chuẩn của nước thì chỉ cần nhìn xuyên thấu qua mặt nước hơn 35cm là được.

nuôi cá ngựa nước ngọt
Siêu mẫu cá ngựa

Khi nhiệt độ môi trường tăng, nhiệt độ chênh lệch khiến vấn đề oxi trở nên khó khăn hơn, hãy đảm bảo hệ thống sục khí hoạt động tốt để đảm bảo lượng khí hòa tan trong nước.

Định kỳ thay nước tùy vào mức độ ô nhiễm, khi nhiệt độ cao thì thay nước mỗi ngày một lần hoặc hai ngày một lần.

Nếu muốn di chuyển cá thì cần đặc biệt cẩn thận, động tác nhẹ nhàng, vệ sinh kỹ càng, không làm tổn thương cá dù nhẹ đến thế nào, cá ngựa nước ngọt rất dễ bệnh và bị tổn thương đấy ạ.

Chuyên mục nuôi cá ngựa nước ngọt xin tạm dừng tại đây, tạm biệt bà con nhé.

Xem thêm: Thú vị mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng lời gấp 10 lần

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây