Tôm hùm nước ngọt là giống tôm dễ nuôi, đem lại năng suất và giá trị kinh tế cao, vô cùng thuận lợi cho việc nuôi thả xen canh hoặc nuôi trong ao, hồ. Việc đưa giống tôm hùm nước ngọt vào nuôi thả là một tín hiệu vô cùng đáng mừng, mở ra hướng phát triển mới cho nông dân trong việc đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao thu nhập. Vậy cách nuôi tôm hùm nước ngọt có khó không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chọn địa điểm nuôi tôm hùm nước ngọt như thế nào?
Địa điểm nuôi yêu cầu đảm bảo chủ động nguồn nước để nuôi tôm hùm. Tôm hùm nước ngọt cần được nuôi trong môi trường nước không bị nhiễm bẩn, nhiễm thuốc trừ sâu hay các hoá chất độc hại khác.
Vị trí xây dựng trại nuôi tôm hùm nước ngọt phải thuận lợi về giao thông và trong trao đổi hợp tác nghiên cứu thông tin. Tốt nhất nên đầu tư xây dựng trại nuôi tôm hùm ở nơi có sử dụng mạng điện quốc gia, đặt gần nơi có nguồn tôm giống phong phú. Điều này giúp dễ dàng khai thác tôm và vận chuyển về cơ sở nuôi.
Cách thiết kế bể nuôi tôm hùm nước ngọt hợp lý
Bể nuôi tôm hùm nước ngọt nếu thiết kế có hình tròn thì yêu cầu về đường kính là 5 đến 7m, lòng sâu khoảng 1,6m.
Bể nuôi theo dạng hình vuông thì mỗi cạnh 10m, mặt đáy nghiêng 5% có ống thoát nước có kích thước 114 mm nằm ở trung tâm.
Bơm nước đã xử lý và vệ sinh sạch sẽ cho vào hệ thống bể nuôi tôm hùm bảo đảm mức nước cấp 1,4m.
Cách chọn giống tôm hùm nước ngọt
Để tránh sự khác biệt về môi trường nuôi dưỡng, cần mua giống tại địa phương, đồng thời lợi ích của việc này sẽ giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển để không làm yếu tôm và tránh con giống đã được lưu giữ lâu ngày.
Đánh bắt tự nhiên giống tôm hùm được và tuyệt đối không dùng thuốc nổ hay bất kỳ một loại hóa chất gây mê nào khác.
Tôm hùm giống được lựa chọn cần có hình dáng cân đối, thân thể không bị trầy xước, tổn thương. Tôm có màu sắc tươi sáng tự nhiên, khỏe mạnh, không mang các mầm bệnh.
Chọn giống tôm hùm có kích cỡ tương tự nhau, một giới tính để nuôi trong lồng chung, kích cỡ giống nuôi có thể từ 100 đến 500g/con.
Đối với trường hợp sử dụng nguồn giống có kích cỡ nhỏ ta phải tiến hành giai đoạn nuôi tôm sau đó tuyển chọn lại và đưa vào nuôi thương phẩm.
Chăm sóc tôm hùm nước ngọt
Hằng ngày tiến hành đo các yếu tố như: nhiệt độ nước, độ pH, O2 hoà tan, NH3, NO2 và NO3, H2S.
Thay nước nuôi tôm hùm nước ngọt định kỳ từ 15 đến 30 ngày.
Mỗi lần thay tầm 50 đến 70% nước cũ và bổ sung nước mới.
Khoảng 60 đến 90 ngày thay 100% nước nuôi cũ, tiến hành vệ sinh đáy bể và bổ sung thêm nước mới.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm hùm thông qua việc quan sát tôm ăn, từ đó phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.
Thức ăn và cách cho tôm hùm nước ngọt ăn
Lựa chọn tối ưu để nuôi tôm hùm trong hệ thống bể chính là sử dụng thức ăn công nghiệp.
Tuy nhiên, đáng tiếc rằng, trên hiện nay trên thị trường chưa xuất hiện thức ăn viên cho tôm nên vẫn phải sử dụng cá tạp để nuôi tôm hùm.
Cần chọn các loại cá tạp tươi như cá liệt, ghẹ, sò…, sau đó sơ chế và rửa sạch bằng nước mặn rồi cắt ngang thân.
Kích thước lát cắt từ 1 đến 2 cm. Làm sạch lại bằng nước ngọt nhiều lần và có thể để đông để tôm ăn trong nhiều ngày.
Đối với tôm hùm ở giai đoạn giống thì thức ăn cần được sơ chế bằng cách chỉ lấy phần thịt của cá, ghẹ, sò đem cắt nhỏ ra rồi sau đó rửa sạch bằng nước ngọt và để đông cho tôm hùm giống ăn nhiều lần.
Nuôi tôm hùm nước ngọt không còn là điều quá xa xỉ nếu biết cách vận dụng những kỹ thuật mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây. Tôm hùm đem lại giá trị kinh tế cao và vẫn là một ngành “kiếm bạc tỷ” nếu phát triển nó thành một mô hình vận hành tốt. Hy vọng bài viết của agri.vn hôm nay giới thiệu đến bạn sẽ thực sự hữu ích. Chúc bà con thành công!
Xem thêm: Bí kíp kích thích tôm lột xác, bạn biết chưa?