Nội dung chính
Cơ hội cho nông sản việt nam vào thị trường EU
Thị trường EU và cơ hội cho nông sản Việt Nam. Sau khi hiệp định Thương mại tự do (EVFAT) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) đã được Quốc Hội phê chuẩn vào tháng 2/2020. Điều này, có ý nghĩa hết sức quan trọng, chính thức đưa Hiệp định EVFTA có hiệu lực sau khi Việt Nam và EU tiến hành các thủ tục trao đổi cần thiết theo quy định.
Hai hiệp định EVFAT và EVIPA đã khẳng định mạnh mẽ mối quan hệ của Việt Nam và EU sau 30 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Hợp tác chính trị ngày càng được thắt chặt. Đồng thời, Hợp tác kinh tế là điểm sáng với việc EU trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN.
Tại hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội phát triển xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường EU, thực thi hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)” do Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) và UBND TP.HCM phối hợp tổ chức ngày 30-6 đã đưa ra thông tin: “Dự kiến, từ ngày 01/08/2020, hàng ngàn thực phẩm, sản phẩm nông sản và nhiều hàng hóa khác của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU sẽ có mức thuế 0%” theo quy định ưu đãi thuế quan của Hiệp định EVFAT.
Hậu đại dịch COVID-19, đây là cơ hội “vàng” cho nhiều doanh nghiệp ngàng nông, lâm, ngư nghiệp của Việt Nam vực dậy kinh tế tạo cú hích ngoạn mục.
Thi trường “tỷ USD” ở EU cho nông sản Việt
Thị trường EU và cơ hội cho nông sản Việt Nam. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các thành viên EU (28 nước, thời điểm nước Anh chưa rời khối-PV) đạt 56,39 tỷ USD, chiếm gần 11% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2019.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 41,48 tỷ USD, dù giảm 1% so với năm 2018 nhưng vẫn chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong khi nhập khẩu của Việt Nam là 14,91 tỷ USD, tăng 7,4%, chiếm 5,9% kim ngạch cả nước.
EU dù là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, nhưng Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2% thị phần trong tổng nhập khẩu của EU. Do vậy, đây có cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản.
Cơ hội vàng và cú hích mạnh mẽ cho nông sản Việt vào EU
Sau khi hiệp định EVFAT có hiệu lực, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ có thể tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng có dân số hơn 500 triệu người với mức thuế 0% và GDP đạt 15.000 tỷ USD.
Trước khi hiệp định EVFAT được ký kết, thuế suất mà EU đang áp lên gạo Việt Nam lên đến 175 EUR/tấn với gạo xay xát, 65 EUR/tấn với gạo tấm, 211 EUR/tấn với thóc. Đây là một trở ngại rất lớn cho gạo Việt Nam khi gạo của Campuchia, Myanmar được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch.
Chính vì vậy, xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU (không bao gồm Anh) năm 2019 chỉ đạt 10,7 triệu USD. Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2019 so với năm 2018 tăng 92.4% nhưng cũng chỉ đạt khoảng 15.000 tấn, không đáng là bao so với trên 6,3 triệu tấn gạo xuất khẩu cả năm.
Nhưng theo cam kết EVFTA, EU sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn/năm đối với gạo xay xát và gạo thơm với mức thuế 0%. Riêng mặt hàng tấm sẽ không còn hạn ngạch nữa và sẽ xóa bỏ thuế trong 5 năm.
Theo Bộ Công thương, xuất khẩu sang EU chỉ chiếm 0,38% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Trong khi đó tiêu thụ gạo trung bình của EU khoảng 2,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2016 – 2020.
Thái Lan, Mỹ, Úc là các đổi thủ cạnh tranh của gạo Việt Nam được phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan lớn. Vì vậy, khi EU cấp cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm trong đó có 20.000 tấn gạo xay, 30.000 tấn gạo xát và 30.000 tấn gạo thơm là một cơ hội để gạo Việt Nam tăng sự hiện diện tại thị trường này.
Ngoài ra, “ngay khi EVFTA có hiệu lực thì 50% dòng thuế của thủy sản Việt Nam vào EU sẽ được xóa bỏ (hiện thuế áp dụng là 6-22%), 50% dòng thuế còn lại sẽ về 0% từ 3-7 năm” Theo ông Trương Đình Hòe – tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP),
Riêng mặt hàng cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 11.500 tấn/năm với thuế suất là 0%. “Hạn ngạch này gấp hơn 3 lần lượng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào EU hiện nay. Do đó, đây là một dư địa rất lớn cho mặt hàng này vào EU trong thời gian tới”, ông Hòe cho biết.
Theo Bộ Công thương, trong 10 năm qua, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang EU tăng trưởng đều nhưng không cao so với Mỹ, Trung Quốc, đạt bình quân 6,7%/năm, từ 4,49 tỉ USD năm 2008 tăng lên 3,96 tỉ USD năm 2019.
Thị trường EU và cơ hội cho nông sản Việt Nam. EVFTA khi đi vào thực thi được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các DN xuất khẩu Việt Nam, tạo ra cú hích thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh về thương mại trong ngành nông nghiệp giữa hai bên.
Nguồn: tuoitre.vn