Trồng cà chua bằng giá thể trong nhà kính

0
2027
trồng cà chua bằng giá thể trong nhà kính
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Tỉnh Lâm Đồng là vùng sản xuất cà chua chính của nước ta . Trong đó 99% diện tích cà chua được trồng trên đất, ngoài trời. Khi trồng bằng phương pháp người nông dân khó kiểm soát được năng suất và chất lượng khi trời mưa. Phương pháp trồng cà chua bằng giá thể trong nhà kính là giải pháp mà tỉnh hướng đến.

Phương pháp trồng cà chua bằng giá thể trong nhà kính đang dần được mở rộng tại các huyện như Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt. Phương pháp này giải quyết các vấn đề mà hương pháp canh tác cà chua trên đất đang phải đối mặt như: dịch bệnh gây hại, năng suất thấp, chất lượng không ổn định.

Hiện nay phương pháp trồng cà chua bằng giá thể trong nhà kính là giải pháp duy nhất để khắc phục những vấn đề gặp phải khi trồng trên đất. Phương pháp trồng trên giá thể có những ưu điểm sau: Khắc phục được bệnh héo xanh, và các bệnh trong đất, kiểm soát được dinh dưỡng, năng suất và chất lượng cao.

Trồng cà chua bằng giá thể trong nhà kính

Sau quá trình làm khảo nghiệm mô hình trồng cà chua trên giá thể và tham quan, học tập quy trình trồng cà chua trên giá thể của Công ty Fresh Studio, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã đúc kết và giới thiệu đến bà con quy trình trồng cà chua trên giá thể như sau:

1.Nhà kính:

Nhằm đạt được năng suất tối đa, nhà kính để trồng cà chua trên giá thể phải đảm bảo một số yếu tố sau: Độ cao từ đất đến máng xối >3.0 m, có khả năng chịu lực tốt, đủ ánh sáng, thông thoáng.

2.Chuẩn bị giống

Giống Độ tuổi (ngày) Chiều cao cây (cm) Đường kính cổ rễ (mm) Số lá thật Tình trạng cây
Cà chua 22 – 25 12 – 15 2,5 – 3,5 5 – 6 Cây khoẻ mạnh, không dị hình, rễ trắng, ngọn phát triển tốt, không biểu hiện nhiễm sâu bệnh.
Cà chua ghép 30 – 35 12 – 15 2,5 – 3,5 5 – 6 Cây khoẻ mạnh, không dị hình, vết ghép liền da, rễ trắng, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh.

3.Chuẩn bị giá thể trồng:

Chậu trồng cây phải có lỗ thoát nước, từ 12-18 lỗ, kích thước 22 x 40 cm.

Giá thể sử dụng có thể dùng các loại giá thể từ: trấu hun, mụn dừa, mùn cưa. Các loại giá thể trồng được trộn với nhau tùy theo kinh nghiệm và tài chính của nông dân.

Khi sử dụng xơ dừa, phải đảm bảo xơ dừa đã được xử lý để giảm lượng Natri clorua và Tanin. Có thể kiểm tra xơ dừa đã xử lý hay chưa bằng cách kiểm tra EC (độ dẫn điện), nếu EC của giá thể < 1.0 ms/cm thì giá thể này thích hợp để trồng cây.

Tham khảo Giá thể xơ dừa ép thẻ Grow bag trồng Cà chua

Lưu ý: đối với mùn cưa, chỉ sử dụng loại mùn cưa từ cây cao su hoặc xác mùn cưa trồng nấm (nấm bào ngư).

Qua quá trình thử nghiệm thực tế cho thấy hiện nay loại giá thể cho cây cà chau đạt hiệu quả cao nhất là xơ dừa và trấu hun với tỷ lệ 1:1 hoặc sử dụng 100% xơ dừa sạch.

4.Trồng cây:

Đối với cây cà chua, trồng trên giá thể nên để 01 cành trên một cây. Có thể trồng từ 01 đến 02 cây trong một chậu. Nếu trồng 2 cây trên một chậu thì tiết kiệm được chi phí giá thể nhưng đòi hỏi quá trình chăm sóc, tưới chặt chẽ hơn.

Nếu trồng 2 cây/chậu và để một cành/cây, khoảng cách như sau: Trồng 2.600-2.700 cây/1.000 m2. Hàng cách hàng: 120 cm (tính từ tâm chậu), cây cách cây 60 cm (tính từ tâm chậu). Nếu trồng 1 cây một chậu thì hàng cách hàng: 120 cm (tính từ tâm chậu). Cây cách cây 30 cm (tính từ tâm chậu), mật độ vẫn đảm bảo như trên.

Mật độ trồng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cà chua, vì vậy ảnh hưởng đến năng suất. Ở những vùng có cường độ chiếu sáng tốt (Đức Trọng, Đơn Dương), kết cấu nhà kính ít che chắn ánh sáng, nilon nhà kính còn mới nên trồng mật độ 2.600 – 3.000 cây/1.000m2). Còn ở những vùng cường độ chiếu sáng thấp (Đà Lạt), kết cấu nhà kính che ánh sáng nhiều, nilon nhà kính không còn mới thì trồng mật độ thưa hơn.

Các bịch giá thể được tưới rửa sạch trước khi trồng cây và cho hỗn hợp giá thể vào làm ẩm đều sau đó tiến hành tưới phân với EC = 2.0 ms/cm, pH = 5,8 để chuẩn bị ngày hôm sau trồng cây. Trước khi trồng cây nên để cây con ra ngoài vườn từ 1- 2 ngày để cây con quen với điều kiện trong nhà kính và trồng cây lúc chiều mát.

  1. Chăm sóc

– Phân bón: Thùng A: 100 lít – Thùng B: 100 lít. Độ đậm đặc: 150 lần

Giai đoạn 1 (30 ngày): Từ khi trồng đến khi thành trái (EC = 2,2 – 3,0)

Tên phân Khối lượng (kg/thùng) Thùng
Kristalon Brown 10,50 A
Yara Liva Calcinit 12,00 B
Krista MAG 1,5 B

Giai đoạn 2 (45 ngày): Giai đoạn hình thành trái EC = 2,3 -3,0.

Tên phân Khối lượng (kg/thùng) Thùng
Kristalon Brown 9,00 A
Yara Liva Calcinit 13,50 B
Krista MAG 3,00 B
Krista K 3,75 B

Giai đoạn 3 (sau khi kết thúc giai đoạn 2): Giai đoạn bắt đầu thu hoạch đến kết thúc thu hoạch (EC = 2,5 – 3,0)

Tên phân Khối lượng (kg/thùng) Thùng
Kristalon Brown 12,00 A
Yara Liva Calcinit 15,00 B
Krista MAG 3,00 B
Krista K 4,50 B

Lượng nước phân vào và ra khỏi chậu được thu gom và đo EC, pH hàng ngày, thời điểm đo: vào mỗi buổi sáng trước khi bắt đầu chu kỳ mới.

Chú ý: EC đầu ra – EC đầu vào > 0 và = 1.0 thì có khả năng đọng muối trong giá thể, cần tăng lượng nước tưới hoặc giảm EC đầu vào. EC đầu ra – EC đầu vào 6,0 thì sử dụng acid HNO3 để giảm pH nước đầu vào, pH < 5 thì sử dụng KOH để tăng độ pH.

– Tỉa nhánh:

 Để 2 cành/cây: giữ lại nhánh phụ đầu tiên, tỉa bỏ tất cả các nhánh còn lại.

Để 1 cành/cây: tỉa bỏ các nhánh phụ, chỉ giữ lại một nhánh chính, thời điểm tỉa nhánh: tỉa hàng tuần, tốt nhất là tỉa khi nhánh phụ (chồi bên) có chiều dài dưới 10 cm. Nếu để nhánh phụ quá lớn ảnh hưởng đến sinh trưởng cây.

Tỉa lá: nhằm cân bằng giữa phát triển thân lá và sinh trưởng sinh sảnĐể tăng sự thông thoáng cho vườn, tối thiểu để 12-14 lá/thân, số lá tối đa mỗi lần tỉa là 3 lá.

6.Phòng trừ sâu bệnh hại

Sâu hại: 

Kiểm tra vườn trồng để phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời, dùng các loại thuốc lưu dẫn có tác dụng kéo dài để phòng trừ kịp thời. 03 loại côn trùng gây hại nghiêm trọng là: Rệp; Bọ trĩ; Nhện đỏ, cần phòng ngừa như sau:

  • Bọ trĩ sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc có hoạt chất Abamectin (Silsau 1.8, 3.6 EC); Imidacloprid (Admire 200 OD).
  • Nhện đỏ sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc có hoạt chất Azadirachtin (Agiaza 0.03 EC, 4.5 EC); Abamectin (Silsau 1.8, 3.6 EC); Rotenone (Limater 7.5 EC).
  • Rệp sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc có hoạt chất Imidacloprid (Admire 200 OD); Rotenone (Limater 7.5 EC).

Bệnh hại:

 Chú ý đến các bệnh lở cổ rễ, mốc sương, héo xanh vi khuẩn, héo vàng do Fusarium… Lở cổ rễ:

Một số loại thuốc bảo vệ thực vật được đề nghị (Iprodione, Metalaxyl, Thiophanate – Methyl). Mốc sương: Luân phiên sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Zineb (Tigineb 80 WP, Zineb Bul 80WP), Mancozeb 640g/kg + Metalaxyl  M 40g/kg (Ridomil gold 68WP), Azoxystrobin 200g/l + Difenoconazole 125g/l (Amistar top 325SC); Mandipropamid 40g/l + Chlorothalonil 400g/l (Revus opti 440SC).

Héo xanh vi khuẩn: Có thể sử dụng các loại thuốc sau Ningnanmycin: (Ditacin 8 L); Oxytetracycline 50g/kg+Streptomycin 50 g/kg: (Miksabe 100WP); Oxytetracycline hydrochloride 55% + Streptomycin Sulfate 35%: (Marthian 90SP); Streptomycin sulfate: (BAH 98SP) Bacillus subtilis (Biobac 50WP). Héo vàng do Fusarium: Có thể tham khảo một số loại thuốc phòng trừ bệnh héo vàng trên trên cây cà chua như: Chaetomium sp  1.5 x 10cfu/ml + Tricoderma sp 1.2 x 104 cfu/ml (Mocabi SL); Cucuminoid 5% + Gingerol 0.5% (Stifano 5.5SL); Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP).

7.Thu hoạch:

Cà chua sẽ cho thu hoạch sau khi trồng 70 – 75 ngày. Trái có thể được thu hoạch chín hoàn toàn hoặc một phần, thu hoạch chùm hoặc rời tùy thuộc vào loại cà chua và nhu cầu của khách hàng, nhu cầu vận chuyển của thương lái.

Tham khảo thêm

Nguồn:http://khuyennong.lamdong.gov.vn/

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây