Kỹ Thuật Nuôi Dế Cơm Cho Sản Lượng Cao – Chất Lượng Tốt

0
9793
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Dế cơm là loại dế to hơn dế mèn, có thận hình trắng, các chân dế cơm có màu trắng. Dế cơm có tuổi thọ trung bình là 12 tháng. Một dế cơm mái đẻ được 200 trứng. Tỷ lệ nở trứng dế cơm là 95%-97%. Hiện tại có nhiều kỹ thuật nuôi dế cơm ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nhất về kỹ thuật nuôi dế cơm cơ bản, năng suất và chất lượng vượt trội.

Nuôi dế cơm mang lại nguồn thu nhập ổn định
Nuôi dế cơm mang lại nguồn thu nhập ổn định
  1. Nội dung chính

    Chọn giống nuôi dế cơm

Để dế cơm có khả năng sinh sản tốt thì bạn nên chọn dế là những con bố mẹ tơ. Loại dế này vừa mới biết gáy. Đối với dế mái thì chọn con chưa sinh sản. Dế cơm được chọn làm giống phải to, khỏe mạnh nhất trong đàn. Đặc biệt là trong kỹ thuật nuôi dế cơm sinh sản cần chọn những con dế không dịch bệnh, dị tật (đủ râu, chân…) để làm giống.

Bạn cần tuyển chọn kỹ lưỡng dế cơm giống
Bạn cần tuyển chọn kỹ lưỡng dế cơm giống
  1. Chuồng nuôi dế

Chuồng dế là một trong những điều quan trọng trong kỹ thuật nuôi dế nhốt chuồng mà bạn cần biết. Để cho dế cơm có thể phát triển và sinh sản tốt thì bạn có thể chọn xô, thau, khay, chậu… có nắp đậy để làm chuồng nuôi dế. Nhưng phải đảm bảo là đặt chuồng ở nơi yên tĩnh và thoáng mát. Đặc biệt là chuồng nuôi dế sinh sản phải có mái che mưa che nắng. Để tránh mèo, chuột bắt dế thì xung quanh chuồng cần phải có lưới đề phòng. Ngoài ra thì chuồng cũng phải có rãnh nước đề phòng kiến xâm nhập gây hại cho dế.

Chuồng nuôi dế cơm có thể là khay chậu hay xô nhựa
Chuồng nuôi dế cơm có thể là khay chậu hay xô nhựa
  1. Kỹ thuật nuôi dế cơm sinh sản

Đối với dế cơm thì chúng sẽ đẻ trứng vào máng đẻ sau khi thả giống 2-3 ngày. Khi nuôi dế sinh sản mà bạn nhìn thấy dế mái có dấu hiệu đi thụt lùi và chọc cây kim nhọn sau đuôi xuống đáy chuồng là có nghĩa dế sắp đẻ trứng. Bạn nên bỏ máng đẻ vào cho chúng. Vì dế cơm có đặc tính rất nhát. Vì thế cho nên, khi đặt máng đẻ cho dế thì bạn nên đặt vào ban đêm. Cứ sau mỗi đêm thì bạn lại lấy máng đẻ ra đưa đi ấp. Sau đó lại đưa máng mới vào chuồng nuôi dế vào ban đêm.

  1. Chăm sóc dế

Ngoài việc đảm bảo thức ăn và nước uống hàng ngày cho dế cơm được tốt thì trong kỹ thuật nuôi dế cơm bạn cần chú ý là phải đảm bảo vệ sinh chuồng dế sạch sẽ để dế không bị bệnh trong quá trình phát triển nhé.

Vệ sinh chuồng dế sạch sẽ giúp dế tránh nhiễm bệnh
Vệ sinh chuồng dế sạch sẽ giúp dế tránh nhiễm bệnh

Trên đây là những lưu ý trong kỹ thuật nuôi dế mèn và dế cơm để bạn có thể nắm được những thông tin cơ bản nhất. Chúc bạn có thể thực hiện đúng kỹ thuật nuôi dế và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây