Hiện nay dế mèn đang được ưa chuộng nhờ vào thành phần dinh dưỡng cao và những tác dụng tốt trong Đông Y. Bởi vậy mà nhiều gia đình đã tìm hiểu kỹ thuật nuôi dế mèn tại nhà sao cho đơn giản mà vẫn hiệu quả, hãy cùng mình tìm hiểu dưới đây nhé!
Môi trường nuôi dế
Chắc chắn đây là điều quan trọng đầu tiên mình muốn nhắc tới. Khi nuôi dế mèn bạn cần có kiến thức về các sinh sống của chúng, từ đó có những kỹ thuật phù hợp.
Chuồng nuôi dế mèn khá đơn giản, bạn có thể sử dụng chậu, thau đã cũ. Nắp đậy thường là lồng bàn, rổ, nắp xô có đục lỗ,… miễn là có thể cản trở dế mèn nhảy ra ngoài nhưng vẫn đảm bảo sự thoáng mát và không khí lưu thông bên trong. Hoặc nếu không có thì cách làm chuồng nuôi dế mèn cũng không khó, bạn có thể đóng các miếng gỗ thành một cái hộp nhỏ.
Chuồng nuôi dế mèn số lượng lớn
Ban ngày bạn có thể mở nắp ra để dế được tiếp xúc với không khí nhưng khi trời tối thì phải đậy nắp vào vì dế thường nhảy vào ban đêm và cũng tránh được các vật nuôi khác bắt đi. Ngoài ra bạn cần vệ sinh và làm khô chuồng trước khi thả dế vào đó.
Tùy theo mục đích nuôi mà độ lớn của chuồng có thể thay đổi. Nếu nuôi để lấy giống thì chọn chuồng có dung tích 40-50 lít cho 10 dế đực, 30 dế cái và tăng dung tích nếu muốn tăng số lượng nuôi.
Thiết bị chăn nuôi đi kèm bắt buộc là máng đẻ, máng thức ăn, nước uống, thường là đồ vật đơn giản, chủ yếu sử dụng vỏ nghê, đồ sứ,… Nước đổ vào máng chỉ cao khoảng 0.5-1 cm để tránh dế bị chết khi ngã vào.
Trong chuồng, bạn nên có một chiếc rễ tre mỏng (có thể sử dụng rế lót nồi) hoặc khuôn xốp đựng trứng. Nếu nuôi những con non thì sử dụng dễ có mắt nhỏ, còn dế có mắt to dùng khi nuôi dế trưởng thành. Chuồng 45 lít thì cho 10 rế.
Còn đất đặt bên trong máng đẻ nên có độ tơi xốp nhất định, dày khoảng 3-4cm, nếu đất quá chắc thì trộn với xơ dừa xay để tạo độ tơi. Tuyệt đối không sử dụng đất có hóa chất và kiến.
Lựa chọn giống
Chọn giống để nuôi nên có một tỷ lệ cụ thể: 1 đực 2 cái. Tùy theo mục đích nuôi có thể gia giảm lượng dế sao cho phù hợp. Thường nếu nuôi dế mèn sinh sản thì tỷ lệ trên là hợp lý.
Để tránh nhầm lẫn, bạn cần biết phân biệt dế đực và dế cái:
- Cánh dế mèn cái bóng và màu sậm hơn dế đực.
- Bụng dế cái to hơn dế đực vì có trứng.
- Dế cái có một cái máng đẻ trứng ở phần đuôi, cái máng này có thể cắm xuống đất và đẻ trứng.
- Dế đực kêu được còn dế cái thì không.
Thức ăn cho dế mèn
Dế mèn ăn gì? Thức ăn cho dế mèn đa dạng, chúng có thể ăn các loại cỏ (cả cỏ khô và cỏ tươi), lá khoai lang, lá đu đủ, lá sắn, rau muống, dưa chuột, cùi dưa hấu, rễ cây,… Những nguyên liệu này đều phổ biến và sẵn có trong mỗi gia đình nên việc nuôi dế mèn tại nhà khá dễ dàng.
Ngoài ra bạn nên bổ sung các loại cám xay nhỏ cho dế mèn và luôn để ý nước uống sạch cho dế mèn. Dùng bình nước nhỏ xịt vào chuồng để tăng độ ẩm trong những ngày hanh khô. Nên xịt theo dạng sương sẽ tốt nhất.
Thu hoạch dế mèn
Sau một thời gian nuôi thì đến lúc thu hoạch dế. Cách bắt dế mèn trong chuồng không khó, bạn chỉ cần dùng vợt nilon hoặc vợt có mắt thật bé đế bắt. Đặc tính của dế là rất hay nhảy lên cao nên bạn chỉ cần vợt là có thể bắt được kha khá dế.
Phòng bệnh cho dế
Khi nuôi bất kỳ loài nào bạn cần chú ý đến việc phòng chống bệnh. Đối với dế mèn, bệnh thường gặp nhất là bệnh đường ruột. Nguyên nhân của bệnh này là do mật độ dế quá nhiều, môi trường quá nóng ẩm, thức ăn và nước uống không được thay thường xuyên nên dính lẫn phân.
Khi bị bệnh đường ruột, điều đầu tiên bạn sẽ thấy là lượng thức ăn lâu hết hơn bình thường. Còn dế đi phân nước, trắng đục, râu bị gãy. Sau khi bị bệnh khoảng 7-10 ngày dế sẽ chết. Vì sống trong chuồng nên rất dễ bị lây và khó trị. Bởi vậy bạn nên giữ vệ sinh môi chuồng đế tránh và phòng bệnh cho dế mèn.
Dế mèn rất sợ kiến, đặc biệt là những con kiến đốt đau nên bạn cần đảm bảo chuồng dế không có kiến, kể cả kiến đen. Một môi trường sống tốt sẽ giúp dế phát triển khỏe mạnh và sinh sản đều.
Trên đây là nội dung kỹ thuật nuôi dế mèn chúng tôi muốn gửi đến để bạn tham khảo. bạn có thể thử sức mình trong việc triển khai mô hình chăn nuôi này. Chúc các bạn thành công.