Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Rằn Thu Về Lợi Nhuận Cao

0
1893
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Nuôi cá sặc rằn hiện tại là mô hình được nhiều bà con nông dân quan tâm vì mang đến hiệu quả kinh tế cao. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bà con tích lũy thêm kỹ thuật nuôi cá sặc rằn thương phẩm. Mời bà con cùng dành chút thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi nhé.

Nội dung chính

Điều kiện ao đìa

  • Nguồn nước

Phải dồi dào, có điều kiện cấp thoát nước cho ao khi cần thiết. Ao không bị khô cạn hoặc ngập úng. Nước phải có chất lượng tốt không bị phèn (pH = 7 là tốt nhất, không nên sử dụng ao có pH < 6). Nước không bị nhiễm bẩn, không bị nhiễm độc (chủ yếu độc do thuốc trừ sâu).

  • Diện tích

Tùy thuộc quy mô sản xuất, điều kiện sẵn có và khả năng của từng gia đình. Có thể tận dụng các kênh mương sẵn có để ương cá. Tuy nhiên không nên sử dụng những kênh mương quá dài để tiện cho việc chăm sóc quản lý. Nếu kênh quá dài thì có thể chặn ngăn thành từng đoạn ngắn.

Diện tích ao nuôi cá sặc rằn còn dựa vào quy mô sản xuất của từng hộ gia đình
Diện tích ao nuôi cá sặc rằn còn dựa vào quy mô sản xuất của từng hộ gia đình 
  • Độ sâu ao

Độ sâu dùng ương nuôi cá sặc rằn có thể biến động, nhưng để tiện cho chăm sóc quản lý và hoạt động của cá con, ao có độ sâu 0,8 – 1m là hợp lý nhất.

  • Chất đáy

Không sử dụng ao đất phèn để ương cá. Đáy ao là bùn hoặc bùn pha cát là tốt nhất. Độ dày bùn đáy ao thích hợp cho ương cá sặc rằn là 20 – 25 cm, không nên dùng ao có đáy quá trơ ít bùn (thường là ao mới đào) hoặc ao có đáy bùn quá dày (thường là ao lâu ngày không sên vét).

Trường hợp dùng ao có đáy bùn dày thì trước khi thả cá nuôi, ao cần được tát cạn, sên vét bớt bùn đáy, chỉ để lại 20 -25 cm.

  • Điều kiện chiếu sáng

Ao ương cá con cần đủ ánh sáng mặt trời. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nếu sử dụng những ao thiếu ánh sáng thì kết quả ương nuôi sẽ thấp, ít khi thành công. Vì vậy không nên để bóng cây che trên mặt ao.

Thả cá bột xuống ao

  • Tuổi cá thả nuôi

Sau khi cá nở được 2 – 3 ngày (tức là khi thấy cá bơi lội nhanh nhẹn) thì đem thả xuống ao. Tính từ lúc chích cho cá đẻ thì khoảng 4 ngày sau khi chích. Vấn đề liên quan chặt chẽ đến thời gian chuẩn bị ao.

  • Thời gian thả cá

Thích hợp nhất là từ 8 – 9 giờ sáng và những lúc trời không có mưa lớn. Tránh thả cá vào những khi nhiệt độ nước quá cao.

Thời gian thả cá thích hợp nhất là vào buổi sáng khoảng 8 - 9h
Thời gian thả cá thích hợp nhất là vào buổi sáng khoảng 8 – 9h
  • Mật độ thả

Mật độ thả cá từ 400- 500 con/m2 là thích hợp.

Cho ăn chăm sóc

Sau khi bón phân lần đầu tiên (bón lót) lúc ao còn cạn nước, thì sau một tuần lấy nước vào ao, cần bón thêm một lần phân. Lần thứ 2 này chỉ bón 10kg/100m2 tức là chỉ 1/2 lần đầu.

Cho ăn: Sau khi thả cá bột xuống ao, tiến hành cho ăn ngay.

* Trong tuần lễ đầu tiên: Mỗi ngày cho ăn 2 lần, mỗi lần 2 lòng đỏ trứng gà (vịt) luộc + 1 kg bột đậu nành/1.000m2 (pha nước vào thức ăn cho loãng, tạt đều khắp ao).

* Tuần lễ thứ 2: Mỗi ngày cho ăn 2 lần, mỗi lần 1 kg cám mịn + 0,5 kg bột cá/1.000m2 ao (cũng pha nước như tuần đầu).

* Tuần lễ thứ 3: Tùy theo mức độ ăn của cá mà tăng thêm lượng thức ăn cho phù hợp.

Quản lý cá: Thường xuyên quan sát ao cá, tránh bị mọi, tràn bờ, kịp thời phát hiện bệnh dịch hại (ếch, nhái, rắn…) để diệt trừ. Đồng thời quan sát hoạt động của cá (ăn mạnh hay yếu, có thiếu Oxy hay không…) để kịp thời xử lý.

Giảm mật độ cá: Sau khi ương cá sặc rằn khoảng 1 tháng, cá đã lớn không còn đủ sức chứa lượng cá con. Cần phải san thưa sang ao khác để giảm mật độ. Thông thường từ một ao ban đầu cần thêm 1 ao nữa để đưa cá hương qua nuôi. Có như vậy thì cá mới tiếp tục lớn khỏe và mạnh. Ao thứ 2 dùng để đưa cá qua, cũng cần được chuẩn bị như ao đầu tiên để thả cá bột (tát cạn, bón vôi…).

Cá sặc rằn sau khi sinh trưởng được 1 tháng cần tách bớt sang ao khác để giảm mật độ cá, tạo môi trường sống tốt nhất
Cá sặc rằn sau khi sinh trưởng được 1 tháng cần tách bớt sang ao khác để giảm mật độ cá, tạo môi trường sống tốt nhất

Trên đây là thông tin liên quan đến kỹ thuật nuôi cá sặc rằn mà chúng tôi muốn chia sẻ,. Quý bà con nông dân có thể tham khảo và áp dụng cho mô hình chăn nuôi cá của mình. Cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây