Kỹ Thuật Nuôi Ong Ruồi Lấy Mật Không Phải Ai Cũng Biết

0
10285
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Ong ruồi không phải là loài dễ nuôi, vì vậy, để có 1 đàn ong chất lượng, mật thơm ngon, bổ dưỡng. Bà con nông dân có thể tham khảo kỹ thuật nuôi ong ruồi lấy mật qua bài viết dưới đây.

  1. Nội dung chính

    Cách chọn điểm nuôi ong

Trước hết bạn cần chọn nơi thoáng mát, yên tĩnh, gần nguồn mật phấn hoa, để  chúng bổ sung nguồn dinh dưỡng tốt hơn và tạo mật hiệu quả hơn.

Địa điểm nuôi ong ruồi lấy mật phải đảm bảo thông thoáng, gần nguồn mật phấn hoa
Địa điểm nuôi ong ruồi lấy mật phải đảm bảo thông thoáng, gần nguồn mật phấn hoa 

Lưu ý, tránh xa các địa điểm có phun thuốc sâu, hóa chất, chim thú có hại, ong rừng.

Đề phòng các khu vực có dịch bệnh để đảm bảo ong phát triển tốt và không bị nhiễm bệnh.

  1. Cách đặt thùng đàn ong

Thùng nuôi ong chính là tổ, là nhà của đàn ong, vì vậy bạn cần phải chuẩn bị thật tốt. Thùng có thể được làm từ xốp, thân gỗ,.. kê cao 25 – 30cm so với mặt đất, khoảng cách mỗi thùng là 1m.

Thùng gỗ nuôi ong cũng chính là nơi ở của ong nên cần phải chuẩn bị thật tốt
Thùng gỗ nuôi ong cũng chính là nơi ở của ong nên cần phải chuẩn bị thật tốt
  1. Khi nào đàn ong chia đàn tự nhiên

Điều kiện bên ngoài:

– Nguồn thức ăn (mật, phấn) nhiều.

– Khí hậu thời tiết tốt (không năng, nóng, lạnh quá)

Điều kiện bên trong đàn ong: Mật độ ong đông, ong chúa đẻ mạnh, cầu con nhiều, thức ăn dự trữ thừa và ong sống trong thùng qủa chật trội.

  1. Hiện tượng của đàn ong trước khi chia đàn tự nhiên

Trước khi chia đàn vài tuần, ong xây nhiều lỗ tố ong đực và xây từ 3 – 10 mũ chúa ở hai góc và phía dưới bánh tổ.

Bình thường khi mũ chúa già thì ong chia đàn nhưng có khi mới có nền chúa hoặc ong chúa mới đẻ vào đã chia đàn.

Ong chia đàn từ 8 – 11 giờ sáng và 14 – 16 giờ chiều vào những ngày đẹp trời. Khi chia đàn, ong chúa cũ cùng với qúa nửa số ong thợ và một số ong đực ăn no mật rồi bay ra khởi tổ, sau đó tụ lại ở hiên nhà, cành cây gần đó và quèn tố cũ, khi bắt đàn ong trở lại, nên cho ong vào thùng khác và đặt bất cứ nơi nào.

Khi chia đàn tự nhiên, ong không ồn ào và náo động như khi bốc bay.

  1. Thời gian chia đàn tự nhiên

– Ở miền Bắc: ong thường chia đàn vào tháng 3-4, một số ít chia vào tháng 10-11.

– Ở miền Nam: ong thường chia đàn vào tháng 10 – 11 và tháng 2 – 4 (đầu và giữa vụ mật).

  1. Xử lý ong chia đàn tự nhiên

Trong trường hợp đàn ong ít qưân: Khắc phục việc chia đàn bằng cách thay ong chúa cũ bằng ong chúa mới vào lúc nguồn hoa phong phú, cho thêm tầng chân, quay mật hoặc chuyên cầu mật cho đàn khác, nới rộng khoáng cách cầu vả bỏ vật chống rét ra ngoài, vặt các mù chúa và cắt bở lỗ tổ ong đực.

Với số lượng ong ít - nhiều sẽ có cách xử lý chia đàn tự nhiên khác nhau
Với số lượng ong ít – nhiều sẽ có cách xử lý chia đàn tự nhiên khác nhau

Trong trường hợp đàn ong mạnh thì chú động chia đàn: Cần cho ăn đủ, chọn những mù chúa thăng đài ở vị trí trống như ớ 2 góc và dưới bánh tố đế sử dụng sau khi ong chia đàn mới.

Đàn ong chia đàn tự nhiên thường ăn no mật và phân đông ong thợ trẻ đang độ tuổi tiết sáp, xây lầng nhanh, nên ngay sau khi ổn định có thể cho đàn ong đó xây tầng chân. Đàn ong gốc chi giữ lại 1 mũ ong chúa tốt nhất đế thay chúa còn lại cắt bỏ tất cả các mũ chúa đi.

Chúng tôi mong rằng với thông tin mình chia sẻ. Bà con nông dân sẽ giảm tối thiểu những vấn đề gặp phải trong quá trình nuôi ong ruồi lấy mật. Chúc bà con nông dân thành công với mô hình chăn nuôi mới này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây