Bật mí kỹ thuật trồng chanh dây mang về lợi nhuận khủng cho nhà vườn

0
3460
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Chanh dây hay còn gọi là chanh leo, mát mát là loại quả được người dân Việt rất chuộng nhiều năm trở lại đây. Không chỉ có công dụng làm nước giải khát giàu vitamin, loại trái này còn là nguyên liệu làm mặt nạ dưỡng trắng da. Thế nhưng trồng chanh dây lại không cần bỏ quá nhiều vốn đầu tư, áp dụng đúng phương pháp dễ cho năng suất và chất lượng cao. Đó là lý do bài viết này chúng tôi muốn bật mí đến các nhà vườn kỹ thuật trồng chanh dây mang về lợi nhuận khủng nhất.

Bật mí kỹ thuật trồng chanh dây mang về lợi nhuận khủng cho nhà vườn
Bật mí kỹ thuật trồng chanh dây mang về lợi nhuận khủng cho nhà vườn
  1. Nội dung chính

    Bước 1: Tìm hiểu về thời vụ, cách canh tác đất trồng chanh dây

Hiện nay, vùng trồng chanh dây nhiều nhất ở nước ta là các tỉnh thuộc Tây Nguyên như Gia Lai, Lâm Đồng, Đak Lak, Đak Nông,…

Đầu tiên là về thời vụ, chanh dây là loại cây có thể trồng quanh năm, nhưng đúng vụ là vào khoảng tháng 11 đến tháng 1 dương lịch năm sau.

Về cách làm đất, mặc dù chanh dây không kén đất nhưng để đảm bảo năng suất chất lượng bạn vẫn cần đến đất trồng. Người ta thường trồng chanh dây ở đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác sâu trên 50cm, độ pH từ khoảng 5,5 đến 6.

Các bước canh tác đất trồng chanh dây như sau:

  • Làm sạch cỏ, đánh tơi xốp đất, trồng dất dốc thì nên làm hệ thống rãnh thoát nước để tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa, nên rải vôi để xử lý mầm bệnh trong đất
  • Bón lót bằng phân hữu cơ, phân chuồng đã qua xử lý để tăng độ dinh dưỡng cho đất trồng
Đất trồng chanh dây cần canh tác đúng cách để hỗ trợ quá trình phát triển của cây giống
Đất trồng chanh dây cần canh tác đúng cách để hỗ trợ quá trình phát triển của cây giống
  1. Bước 2: Chọn giống và tiến hành trồng cây chanh dây giống

Chanh dây ở nước ta cũng có rất nhiều giống cả nội địa và ngoại nhập. Trong đó 2 giống chanh dây phổ biến có năng suất và chất lượng tốt nhất hiện nay là chanh dây tím và chanh dây vàng. Các nhà vườn có thể trồng chanh dây theo 2 cách là ươm hạt hoặc cây giống, cụ thể như sau:

Ươm hạt

  • Chọn hạt giống: nên mua hạt giống chanh dây từ những cửa hàng bán chuyên bán hạt giống có uy tín và chất lượng trên thị trường
  • Xử lý hạt: ngâm hạt giống chanh dây vào nước theo tỷ lệ 2 lạnh : 1 nóng trong vòng 24 tiếng rồi vớt ra bỏ đi những hạt thối hay hạt lép, ủ tiếp 1 tiếng
  • Gieo hạt: đem hạt giống gieo vào các bầu đất đã xử lý đất giàu dinh dưỡng cho vào vườn ươm. Sau khoảng 2 – 3 tuần, hạt sẽ nảy mầm thành cây con, chăm sóc khoảng 5 – 6 tuần là cây giống có thể đem trồng ở đất đã canh tác sẵn

Trồng bằng cây con

  • Chọn cây giống chanh dây được ươm trong bầu có chiều cao khoảng từ 10 – 15cm
  • Chọn cây giống khỏe mạnh, thân mập mạp, lá xanh, không sâu bệnh

Mật độ và khoảng cách trồng chanh dây

  • Trồng xen canh với tiêu hoặc cà phê con: 400 cây/ ha, khoảng cách giữa các cây là 5mx5m; 500 cây/ ha, khoảng cách là 5mx4m; 625 cây/ ha, khoảng cách là 4mx4m
  • Trồng luân canh chanh dây: giàn truyền thống trồng khoảng 1000 cây/ ha, khoảng cách giữa các cây là 3mx3m, giàn thẳng đứng trồng khoảng 1800 cây/ ha, khoảng cách giữa các cây là 3mx2m
Bà con có thể tự ươm giống chanh dây bằng hạt hoặc mua cây con về trồng
Bà con có thể tự ươm giống chanh dây bằng hạt hoặc mua cây con về trồng
  1. Bước 3: Chăm sóc cây chanh dây sau khi trồng

Tưới nước

Chanh dây là loại cây có nhu cầu độ ẩm cao nhưng không chịu được ngập úng. Do đó, nhà vườn có thể đầu tư công nghệ tưới nhỏ giọt để tưới tiêu hợp lý với lượng nước vừa phải.

Bón phân

Chanh dây thường được bón phân vào 2 giai đoạn chính là khi chanh dây từ 1 – 7 tháng tuổi và giai đoạn chanh dây được 7 tháng tuổi trở lên.

Các loại phân sử dụng bón là lân, đạm, ure và kali, nên bổ sung thêm phân hữu cơ đã qua xử lý để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất.

Phòng trừ sâu bệnh

Trồng chanh dây theo đúng mật độ tiêu chuẩn cũng là giải pháp ngăn mầm bệnh phát triển. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, chanh dây cũng có thể mắc một số bệnh do nấm, vi khuẩn, virus hay tuyến trùng.

Để trị đúng bệnh và dứt điểm, bà con nên sử dụng đúng các chế phẩm phun trừ sâu bệnh theo chỉ dẫn từ đơn vị cung cấp.

Làm giàn

Có 3 kiểu làm giàn chanh dây được các nhà vườn ứng dụng phổ biến nhất là:

  • Giàn truyền thống: tương tự giàn trồng bí, bầu hay mướp, sử dụng cọc tre xen kẽ cọc bê tông cách đều rồi dùng dây kẽm đan lưới ô vuông, cố định vào các cọc
  • Giàn chữ T cọc đôi: trồng cọc tre từng cặp cách đều 1m, khoảng cách giữa các cọc đôi khoảng 4m, thanh ngang từ 2,5 – 3m, dùng dây kẽm 3 li và 2 li cố định thành lưới, khoảng cách giữa các dây là 50cm
  • Giàn chữ T cọc đơn: trồng cọc tre dạng đơn cách nhau 3m, thanh ngang 1,2 – 1,5m

Thu hoạch

Sau thời gian khoảng 5 – 6 tháng sau khi trồng là cây chanh dây đã cho trái, tùy vào loại chanh dây mà đợi quả ngả vàng hay ngả tím để thu hoạch cho đảm bảo chất lượng.  Khi thu hoạch, nên dùng kéo cắt trái cẩn thận, không gây ảnh hưởng đến cành lá.

Làm giàn chanh dây đúng cách giúp cây phát triển tốt hơn
Làm giàn chanh dây đúng cách giúp cây phát triển tốt hơn

Những thông tin trên mà chúng tôi chia sẻ chắc chắn đã giúp bạn phần nào nắm bắt được kỹ thuật trồng chanh dây mang đến năng suất, chất lượng cao. Bắt tay vào thực hiện ngay nếu bạn có ý định làm giàu từ chanh dây nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây