Chia sẻ kỹ thuật trồng dưa lê cho quả siêu ngọt, năng suất cao hàng năm

0
3091
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Dưa lê siêu ngọt là loại quả ăn thanh mát, giàu dinh dưỡng hiện có giá bán khá cao trên thị trường. Tuy nhiên, do hợp khí hậu nóng ẩm ở nước ta, các nhà vườn trồng dưa lưới không cần đầu tư nhiều mà vẫn có nguồn thu cao. Hơn nữa thời gian sinh trưởng cho đến thu hoạch dưa lê không quá lâu, chỉ khoảng 2 – 3 tháng nhanh thu lợi nhuận. Để đạt hiệu quả như mong muốn, hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng dưa lê cho quả siêu ngọt, năng suất cao qua bài viết dưới đây.

Chia sẻ kỹ thuật trồng dưa lê cho quả siêu ngọt, năng suất cao hàng năm
Chia sẻ kỹ thuật trồng dưa lê cho quả siêu ngọt, năng suất cao hàng năm
  1. Nội dung chính

    Canh tác đất, làm luống trồng dưa lê

Giống dưa lê siêu ngọt muốn đảm bảo năng suất và chất lượng như mong muốn cần trồng ở đất có thịt nhẹ pha cát, tốt nhất là đất phù sa. Nếu đất xấu, cần phải cải tạo đúng phương pháp trước khi trồng cây giống. Bên cạnh đó, loại cây này không chịu được ngập úng nên cần có hệ thống thoát nước tốt và làm luống cao.

Các bước canh tác và làm luống trồng dưa lê cần tiến hành như sau:

  • Làm sạch cỏ dại trên đất, cày bừa đất kỹ
  • Rắc vôi tả hàm lượng từ 30 – 40kg cho một xào hoặc chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma để xử lý mầm bệnh có trong đất
  • Đất xấu có thể cải tạo bằng phân hữu cơ đã qua xử lý để cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất
  • Tiến hành lên luống trồng dưa lê rộng 1,8 – 2m tính cả rãnh thoát nước, trong đó rãnh rộng từ 30 – 35cm, luống cao khoảng 25 – 30cm, thiết kế luống cao ở giữa và thoải dần về 2 bên
  • Nên dùng thêm màng chuyên dụng giống như trồng rau màu cho luống trồng dưa lưới siêu ngọt
Đất trồng dưa lê cần canh tác và làm luống đúng kỹ thuật
Đất trồng dưa lê cần canh tác và làm luống đúng kỹ thuật
  1. Chọn giống, tiến hành trồng cây dưa lê

Muốn trồng được dưa lê siêu ngọt thường phải chọn hạt giống hoặc cây giống F1 tiến hành ươm và trồng trên luống đã làm sẵn.

Cách ươm hạt giống dưa lê

  • Mua hạt giống dưa lê siêu ngọt tại các địa chỉ cung cấp có uy tín, chất lượng
  • Ngâm hạt vào nước ấm sạch khoảng 2 tiếng đồng hồ
  • Sau khi vớt hạt cho ngay vào khăn ẩm ủ khoảng 2 – 3 ngày ở nhiệt độ 28 – 32 độ C
  • Ươm hạt vào khay ươm hoặc bầu đất dinh dưỡng đã chuẩn bị sẵn, ươm từ 10 – 14 ngày là cây đã có thể lên đến lá thứ 2
  • Tiến hành đem cây giống con trồng trên luống đã làm sẵn trước đó

Thời vụ trồng dưa lê

  • Nên trồng dưa lê vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch, khi khí hậu ấm áp, độ ẩm không khí cao
  • Tránh trồng vào các tháng lạnh cuối năm để tránh sương mù gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây dưa lê

Mật độ, khoảng cách trồng dưa lê

  • Trồng luống: cây cách cây 0,5 – 0,7cm, hàng cách hàng 3,5 – 4m, mật độ dưa lê là từ 9000 – 10000 cây trên mỗi ha nếu trồng quy mô kinh doanh
  • Trồng giàn: cây cách cây 0,5 – 0,7cm, hàng cách hàng 1,5m, mật độ trồng dưa lê là khoảng 20000 – 25000 cây trên mỗi ha
Nên chọn giống cây dưa lê đạt tiêu chuẩn để đảm bảo cây phát triển tốt, sức sống cao
Nên chọn giống cây dưa lê đạt tiêu chuẩn để đảm bảo cây phát triển tốt, sức sống cao
  1. Chăm sóc và thu hoạch dưa lê

Tưới nước

Nhu cầu nước của cây dưa lê siêu ngọt khá đặc biệt, nếu bạn tưới quá nhiều nước cây sẽ tăng trưởng quá mạnh dẫn đến nhanh xuống sức và khó đậu quả. Do đó, từ khi trồng cây con đến khi cây trưởng thành chỉ tưới lượng nước vừa đủ.

Hiện nay, nhiều nhà vườn áp dụng mô hình tưới nhỏ giọt hay phun mưa cục bộ khá hiệu quả giành cho mô hình trồng dưa lê.

Đặc biệt, thời kỳ dưa lê sắp ra hoa cần giảm lượng nước lại để cây đậu quả nhiều hơn, cây nở hoa 5 – 7 ngày duy trì lượng nước tưới đủ. Cho đến khi cây đã đậu trái, trước thu hoạch 10 ngày cần giảm lượng nước tưới để không ảnh hưởng đến độ ngọt và giòn của dưa lê.

Bón phân

Bón phân không chỉ để cấp dinh dưỡng cho đất nuôi cây mà còn phải đúng thời điểm và đúng lượng để không làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng dưa lê. Trong suốt thời kỳ phát triển của cây dưa lê cho đến khi thu hoạch cần bón phân như sau:

  • Bón lót lần đầu bằng phân hữu cơ vi sinh , supe lân, ure và kali theo tỷ lệ phù hợp
  • Bón thúc 3 lần sau khi trồng 15 – 20 ngày, lần 2 khi hoa cái nở, lần 3 sau trồng 30 – 45 ngày đều bằng đạm + kali tỷ lệ bằng nhau

Phòng trừ sâu bệnh

Một số bệnh thường gặp ở chuối là: bọ trĩ, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh thối gốc, chảy nhựa thân,… Ngay khi phát hiện sâu hay bệnh, nên can thiệp kịp thời bằng các chế phẩm sinh học để diệt triệt để đảm bảo năng suất, chất lượng cho cây trồng.

Bấm ngọn, tỉa nhánh

Chú ý khi cây được 5 – 6 lá thật thì chủ vườn cần tiến hành bấm ngọn thúc đẩy nhánh con phát triển. Tỉa nhánh hay bấm ngọn đều nên tiến hành vào buổi sáng hạn chế sâu bệnh xâm nhập.

Thu hoạch

Sau thời gian khoảng 2 tháng, dưa lê bắt đầu đến thời kỳ thu hoạch. Dưa lê chín thường sẽ có côn trùng đến phá nên các nhà vườn cần chú ý giai đoạn này.

Áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc từng thời kỳ, dưa lê sẽ cho năng suất và chất lượng cao
Áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc từng thời kỳ, dưa lê sẽ cho năng suất và chất lượng cao

Đừng quên lưu lại bài viết và áp dụng đúng kỹ thuật để mang đến hiệu quả tốt nhất cho vụ dưa lê nhà mình nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây