Cá nục biển là loại cá rất được chị em ưa chuộng để chọn mua bởi sự dễ dàng, nhanh chóng và đa dạng trong dự trữ cũng như chế biến món ăn. Tuy nhiên hiện nay đa số các loại cá biển thường được ngâm hóa chất để qua mắt người mua hàng, vậy làm sao để nhận biết cá nục biển tươi ngon và không chất bảo quản?
Quan sát mang cá
Việc đầu tiên để chọn cá nục biển tươi là phải quan sát mang cá vì nó là cơ quan hô hấp, vậy nên đây là nơi sẽ bị ảnh hưởng trước tiên.
- Nếu cá nục tươi ngon: Mang cá màu đỏ hồng tươi, khép chặt và không có mùi lạ hay bị nhớt.
- Cá nục nhiễm hóa chất: Mang cá không sáng trơn mà hồng thâm. Đối với cá ươn thì có màu xám. Mang cá không dính chặt, có mùi lạ và nhớt.
Quan sát mắt cá nục biển
Mắt cá nục biển còn tươi: sẽ lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi.
Cá đã bị nhiễm hóa chất hay cá nục được ướp bằng ure thì mắt không được trong, thậm chí còn lồi ra ngoài.
Đối với cá nục bị ươn thì mắt cá sẽ lõm luôn vào trong, có màu đục và giác mạc nhăn nheo, bị rách.
Quan sát miệng và bụng cá
Miệng cá nục biển tươi ngậm kín. Còn cá ươn và cá bị nhiễm độc thì miệng hơi hé mở. Cá bị đông lạnh quá lâu ngày thường bị rụng răng.
Hậu môn cá nục biển tươi có màu trắng nhạt ở sâu bên trong, bụng cá lép. Còn cá ươn thì bị lòi ra ngoài, có màu hồng hay đỏ bầm và bụng cá phình to.
Quan sát thân cá nục biển
Thân cá nục biển còn tươi thường rắn chắc, ấn vào da sẽ có đàn hồi, không để lại vết lõm của ngón tay, thân cá vẫn còn nhớt.
Thân cá bị nhiễm chất độc nặng thì có đầu to thân nhỏ, xuất hiện các đốm đen loang lổ trên thân, nhiều con bị đen toàn thân. Đặc biệt, cá nục biển nhiễm hóa chất nấu lên sẽ xuất hiện bọt đen và hơi cá bốc mùi lạ. Đây là cá đã được ướp ure hoặc nhiễm hóa chất, tuyệt đối không ăn, phải bỏ đi.
Quan sát vảy cá
Cá nục biển tươi có vảy cá óng ánh, bám chặt với thân, không có mùi hôi, niêm dịch. Còn vây cá nục bị ươn không sáng óng, vảy dễ dàng bị bong tróc, có mùi hôi.
Với mực, bạch tuộc…cũng tương tự, nhìn tươi nhưng khi đem đi chế biến sẽ không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà thịt sẽ mềm, bị nhũn và hôi.
Lưu ý
Vào tầm tháng 6, 7 hàng năm, cá nục biển béo và số lượng nhiều. Thời điểm này giá cả cũng thấp hơn những thời điểm khác trong năm.
Không nên ăn cá nục khi đói: hàm lượng chất purine trong cá nục làm cho tổn thương mô, đây là nguyên nhân lớn dễ gây ra bệnh gút.
Không nên ăn sống cá nục biển: Có nhiều người ăn cá nục sống vì như vậy mới cảm nhận hết độ tươi ngon của nó. Thế nhưng điều này rất dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Xem thêm:
Cơn sốt cá kho làng Vũ Đại – bật mí cách nuôi cá trắm không sợ lỗ!