Mãng cầu là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao và mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người trồng. Hiện tại, đây là loại cây ăn trái có sức hấp dẫn với nhà nông. Để đạt được năng suất cao nhất, kỹ thuật trồng mãng cầu chính là điều được nhiều bà con nông dân quan tâm. Nội dung bài viết hôm nay sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về thông tin chủ đề này, bà con đừng vội lướt qua nhé!
Điều kiện sinh trưởng của mãng cầu xiêm
Trái mãng cầu xiêm còn có những tên gọi khác như mãng cầu gai, na dai, na Xiêm. Những yếu tố thiên nhiên quyết định đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây:
-
Nhiệt độ
Cây có thể sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ từ 25 – 32 độ C, cây có khả năng chịu hạn rất kém, thời tiết mưa nhiều với độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để cây sinh trưởng, phát triển.
-
Ánh sáng
Na dai là loại cây ăn trái ưa sáng, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều giúp cây sinh trưởng tốt hơn, đặc biệt có đủ ánh sáng cây sẽ kháng sâu bệnh tốt hơn.
-
Đất đai
Mặc dù mãng cầu có thể thích nghi được với nhiều loại đất trồng khác nhau. Nhưng cây có khả năng chịu ngập úng kém, độ pH phù hợp để cây phát triển là từ 4,5 – 6,5.
Kỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm
Chọn giống mãng cầu xiêm
Hiện nay, mãng cầu vẫn được nhân giống bằng hình thức ươm hạt từ cây mẹ. Hạt giống cây mãng cầu chuẩn cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Cây cho nhiều trái.
Hình dáng đẹp.
Trái đều.
Tỷ lệ cơm lớn.
Múi thơm.
Tuy nhiên nếu không có thời gian và ít kỹ năng về ươm giống, bà con có thể chọn mua cây giống ghép hoặc chiết cành từ những vườn ươm uy tín.
Nếu trồng cây mãng cầu ở những vùng đất bị nhiễm mặn, mực nước thường xuyên dâng cao thì có thể ghép cây mãng cầu với gốc bình bát. Đây cũng là phương pháp giúp cây mãng cầu sinh trưởng tốt hơn, cho nhiều trái và đảm bảo thời gian thu trái kéo dài.
Thời vụ trồng mãng cầu xiêm
Với khu vực miền Tây, trái mãng cầu có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để trồng loại cây ăn trái này là từ tháng 4 – 5 dương lịch. Đây là thời điểm có mưa nên khi trồng cây sẽ không mất quá nhiều thời gian và nguồn nước tưới.
Mật độ trồng mãng cầu xiêm
Mật độ cây trồng phụ thuộc vào diện tích vườn, đặc thù cây giống trồng theo hình thức chuyên canh hay xen canh.
Chuẩn bị đất trồng cây mãng cầu xiêm
Loại cây này có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa ven sông đất phèn, đất bãi bồi. Dù trồng cây trên loại đất nào thì bà con vẫn cần chú ý độ ph thích hợp là 4,5 – 6,5.
Hố trồng cây mãng cầu cần được đào sâu, tơi xốp, đảm bảo tạo thành những mô đất có chiều rộng từ 40 – 60cm, cao khoảng 30cm.
Hố trồng cần được chuẩn bị trước ngày đặt cây giống khoảng 7 ngày, thời gian này để phơi ải và diệt trừ sâu bệnh hại cây.
Trong hố trồng cây ngoài vôi bột thì cần có thêm phân chuồng ủ hoai mục, phân lân để cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho đất.
Cách trồng mãng cầu xiêm
Cây giống sau khi cắt bỏ lớp bọc nilon bên ngoài thì đặt vào giữa hố trồng, vùi đất và nén chặt quanh gốc để cố định rễ cây. Bà con lưu ý sau khi trồng cần tưới đẫm nước cho cây để kích thích rễ nhanh bén vào đất.
Chăm sóc cây mãng cầu xiêm
Bón phân
- Bón lót
Phân bón lót cho cây mãng cầu thường sẽ là 15kg phân chuồng ủ hoai cùng 0,5kg phân lân nung cháy, kết hợp với đó có thể thêm 0,5kg vôi bột để diệt trừ mầm bệnh cho hố trồng.
- Bón thúc
Loại phân bón thúc cho cây mãng cầu mà bà con có thể ưu tiên sử dụng là phân NPK cùng 10kg phân chuồng trong một năm. Sau 3 năm, lượng phân bón NPK có thể tăng lên thêm 300g cho mỗi gốc, bón đến khi cây được 9 năm tuổi thì lượng phân bón dừng lại đều qua mỗi năm tiếp theo, không tăng lên nữa.
Mỗi năm, số lần sử dụng phân bón thúc cho cây trồng sẽ là 3 lần: Cây sau khi thu hoạch vào cuối mùa mưa, cây đang nuôi trái vào đầu và cuối mùa mưa.
Tưới nước
Cây mãng cầu có thể sinh sống trong môi trường nhiệt độ cao, khả năng chịu hạn tương đối tốt. Tuy nhiên nếu bà con muốn năng suất trái cao thì bắt buộc phải cung cấp cho cây trồng đủ lượng nước cần thiết. Cây giống nếu được trồng vào đầu mùa mưa thì không cần cung cấp quá nhiều nước. những ngày nắng gắt trong mùa khô, bà con có thể ưu tiên tưới thêm cho cây mỗi ngày 1 lần để cung cấp độ ẩm mà cây cần.
Phòng trừ dịch bệnh gây hại
-
Bệnh thối rễ
Bệnh thối rễ ở cây mãng cầu thường do tuyến trùng và nấm gây ra. Cây bị bệnh tấn công sẽ dần suy yếu, lá vàng và rụng dần. Thậm chí cây bị thối rễ nặng còn dẫn đến chết. Bà con có thể sử dụng thuốc để phòng trừ bệnh. Với những cây bị bệnh nặng, bà con nên đào hố để chôn.
-
Bệnh thán thư
Bệnh thán thư ở cây mãng cầu do loại nấm Colletotrichum gloeosporioides tạo thành. Những cây bị bệnh sẽ xuất hiện tình trạng thối mềm trên cánh và dần lây lan sang trái. Vào mùa mưa tình trạng bệnh sẽ lây lan nhanh và diễn biến phức tạp hơn.
Cách tốt nhất để đề phòng bệnh đó là nên cắt tỉa cành cây thông thoáng để đảm bảo quá trình quang hợp. Với trái mãng cầu bị rụng, cây chết thì bà con nên tiêu hủy để tránh tình trạng lây lan sang những cây khác.
-
Rầy mềm, rệp sáp, ruồi đục lá
Một số loại sâu bọ khác thường tấn công cây mãng cầu gai là rệp, rầy, sâu hút nhựa…khiến năng suất trái bị ảnh hưởng đáng kể. Những loại sâu bọ này tấn công cũng là nguyên nhân làm bệnh hại xâm nhập vào cây.
Thu hoạch mãng cầu xiêm
Khi bà con áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây mãng cầu, thời điểm cây bắt đầu thụ phấn đến khi cây cho trái là khoảng 4 tháng.
Chúng tôi mong rằng với thông tin về kỹ thuật trồng mãng cầu được tổng hợp trong bài viết này. Việc trồng và chăm sóc cây mãng cầu đã không còn là vấn đề khó khăn đối với bà con. Chúc bà con thành công, cảm ơn bà con đã quan tâm theo dõi bài viết.